Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2019

CÁI NÓNG THÁNG TƯ GIỮA SÀI GÒN

Sài Gòn đang bước vào mùa khô hạn. Dưới ánh nắng gay gắt, xác xơ những đám cỏ úa vàng. Một luồng gió thổi ngang qua, tựa như gió Lào đã chuyển hướng về nam, phà hơi nóng rát bỏng. Đứng dưới bầu trời oi ả trong tiết tháng tư khiến người ta bỗng thèm một đêm mưa lạnh. Và tôi cũng thèm được hít thở một chút hương xưa, trong thoáng chốc mơ màng. Từ lâu lắm, chiến tranh đã cướp đi một hòn ngọc ngay giữa Sài Gòn, chỉ còn để lại lo âu. Thế nhưng, cuộc chiến vẫn không chịu buông tha. Tuổi thơ tôi trôi qua giữa mùa chinh chiến, những tiếng nổ chói tai và xác chết bên đường. Còn có điệu ru nào buồn hơn tầm đạn pháo bay, dội về thành phố đêm đêm? Thế mà Sài Gòn vẫn đẹp. Người Sài Gòn bình dị, phong lưu mà hào hiệp, ẩn vào trong ánh mắt nhân từ. Rồi chiến tranh qua đi, hồn Sài Gòn xưa cũng tan biến theo, chìm khuất vào trong cái xa lạ từ nhịp sống mới. Hai mùa mưa nắng đi về, nhịp nhàng theo tiếng thoi đưa. Sài Gòn những ngày xưa cứ lả lơi trong nắng gắt tháng tư mà vẫn dịu dàng trong mưa dầm ...

TỪ BỨC ẢNH LỖ ĐEN ĐẦU TIÊN

Hình ảnh
Một hòn đá, hay một thiên thạch, khi bay ngang qua Mặt Trời với vận tốc đủ lớn thì quỹ đạo của nó bị bẻ cong đi. Vận tốc nhỏ hơn một chút thì nó bị Mặt Trời “bắt” để trở thành hành tinh và nếu vận tốc nhỏ hơn nữa thì hòn đá sẽ rơi vào Mặt Trời. Điều này thật sự dễ dàng giải thích dựa vào lực hấp dẫn mà Newton đã phát hiện từ thế kỷ XVII. Định luật vạn vật hấp dẫn cùng một số phát kiến khác đã đưa Newton trở thành nhà khoa học kiệt suất nhất mọi thời đại. Sự rực rỡ của định luật vạn vật hấp dẫn còn được khẳng định một cách chắc chắn khi lần đầu tiên phát hiện Hải Vương Tinh (Neptune), hành tinh thứ 8 xa nhất trong hệ Mặt Trời, và xác định chính xác vị trí của nó chỉ bằng các phép tính của Newton dựa trên các nhiễu động quỹ đạo của hành tinh thứ 7, Thiên Vương Tinh (Uranus). Tuy nhiên, đối với Thủy Tinh (Mercury), hành tinh gần Mặt Trời nhất, thì kết quả tính toán của Newton hoàn toàn sai biệt so với quan sát bằng kính thiên văn. Chẳng hạn, theo phép tính vạn vật hấp dẫn, vị trí Th...

SỐNG CÓ ÍCH NHƯ NHỮNG GIỌT MƯA

Hình ảnh
Niềm hy vọng được nhóm lên từ trong những ngày gian khó, giống như cánh xương rồng vươn cao giữa mảnh đất khô cằn. Đêm nay, đêm nóng bỏng, chợt long lanh những hạt mưa. Hạt mưa nhỏ bé, thoát thai từ trời cao, nương nhẹ theo chiều bay của gió, dịu êm, quay về lại với đất. Dù vòng đời ngắn ngủi trôi qua mau nhưng cũng đủ để làm tươi tắn những khuôn mặt con người. Hãy sống có ích như những hạt mưa! Bảy tỷ rưỡi con người đã tạo ra một thế giới phẳng. Trong đó, sự đóng góp thầm lặng từ những người thầm lặng đã làm cho thế giới này đáng sống hơn. Bạn tìm kiếm một điều gì đó từ Internet, cài đặt ứng dụng học tập hay các tiện ích trên điện thoại, sử dụng các dịch vụ miễn phí (email, GPS, cloud drive,…) hoặc là bạn nhận được một học bổng,… Tất cả đều đến từ sự đóng góp thầm lặng. Bạn không thể học hỏi được nhiều thứ nếu không có những nỗ lực đóng góp đó. Hãy trân trọng và, ngược lại, góp phần bồi đắp cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người chung quanh. Những bậc Hiển Thánh, hay nói theo n...

NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA LỚP HỌC

Câu chuyện thứ nhất, được lượm lặt từ internet, là một câu chuyện giả tưởng, xảy ra ở nước Mỹ hơn 50 năm trước. Trong một lớp học, sinh viên và thầy giáo thảo luận về “công bằng” và “bình đẳng”. Một xã hội công bằng và bình đẳng không thể tồn tại những địa chủ hoặc ông chủ quá giàu chuyên bóc lột giá trị thặng dư. Mọi người cần phải tự giác lao động hăng say, đầy nhiệt tình cách mạng và của cải được chia đều cho mọi người. Thầy giáo nói: “OK. Vậy thì mọi người cần phải tự giác học tập hăng say, làm bài thật tốt và điểm số của mọi người sẽ giống nhau và là điểm trung bình của cả lớp”. Lần kiểm tra thứ nhất, mọi sinh viên đạt 8 điểm như nhau. Sinh viên giỏi cảm thấy kỳ lạ và bực bội. Sinh viên kém cảm thấy phấn kích. Lần kiểm tra thứ hai, mọi người đạt 6 điểm. Sinh viên giỏi cảm thấy hoài nghi. Sinh viên kém cảm thấy hả hê vì chẳng học gì, còn ít học hơn trước mà vẫn có điểm cao hơn cái mà mình có. Lần kiểm tra thứ 3, cả lớp được 3 điểm. Người giỏi cảm thấy tức giận vì bị rớt môn, quyết ...