1,618: CON SỐ HUYỀN DIỆU

Có thể nói là những con số bất biến như hằng số hấp dẫn, vận tốc ánh sáng, điện tích electron,… đã tạo nên vũ trụ như hiện nay. Tuy nhiên, Thượng Đế lại tạo ra một con số khác, linh động hơn, tồn tại một cách ẩn dụ khắp mọi nơi. Nó chính là cầu nối giữa toán học, tự nhiên và nghệ thuật. Đó là số PHI = 1,618034...

Vào giữa thời đại trung cổ, khoảng năm 1200, một người Italia, tên là Leonardo Fibonacci (1170 – 1250), đến Ai Cập để đo đạc kích thước các kim tự tháp. Ông nhận thấy (chiều cao+canh đáy)/(cạnh đáy) của mọi kim tự tháp đều xấp xỉ 1,618. Đến năm 1202, ông đưa ra dãy số, được gọi là dãy Fibonacci, mà giá trị con số sau bằng tổng của 2 số liền trước nó: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987, 1597, … Điều đặc biệt của dãy số Fibonacci là tỷ số giữa một con số và số ngay trước nó (ví dụ như 1597/987 hay 987/610) luôn xấp xỉ 1,618 (chỉ số càng lớn thì tỉ số này càng chính xác về số PHI).

Hãy quan sát số lượng cánh của những chiếc lá hay đóa hoa. Chúng thường là 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21. Các loại hoa cúc thông thường có 21, 34, 55, 89 cánh. Đó là những con số Fibonacci. Mặc dù vậy, số lượng cánh các bông hoa vẫn có thể là một số khác nhưng chắc chắn là gần đúng với số Fibonacci, như 22 hay 35 cánh (hình 1). Sự tồn tại của những chiếc lá hay đóa hoa có 4 hay 6 cánh (không thuộc dãy Fibonacci) là vô cùng hiếm hoi trong tự nhiên. Người ta ước tính là cứ trong 10.000 hoa hay lá thì chỉ có 4 chiếc có số cánh là 4 hay 6.

Hãy quan sát nhụy của đóa hướng dương. Cả 2 hướng cùng và ngược kim đồng hồ đều là các đường xoắn ốc. Số lượng các cặp đường xoắn ốc luôn là 34, 55, hoặc 55, 89, hoặc 89 và 144. Chúng đều là các số Fibonacci. Tương tự, các đường xoắn ốc của nón thông hay các đường chéo của mắt trái dứa luôn là các số 8, 13 hay 21 (hình 2).

Người ta tạo dạng hình học của dãy Fibonacci bằng các hình vuông mà cạnh của chúng là các số Fibonaaci và vẽ thêm đường xoắn trôn ốc tiếp tuyến. Tỉ số giữa bán kính ngoài và bán kính trong của các đường xoắn đó chính là 1,618 (hình 3).

Đường xoắn trôn ốc đó được gặp rất nhiều trong tự nhiên, từ vỏ con ốc sên, cuống hoa, cơn bão đến các thiên hà,… (hình 4).

Số 1,618 có thể tìm thấy bất kỳ nơi đâu trong cơ thể lý tưởng của con người (hình 5,6).
 
Số 1,618 tồn tại trong các cấu trúc hình học như ngôi sao năm cánh,… Thậm chí, nó cũng tồn tại trong chuỗi xoắn của cấu trúc di truyền DNA (hình 7).

Phải chăng Thượng Đế gởi một thông điệp bí mật nào đó cho con người thông qua con số 1,618 và đang chờ đợi được giải mã?

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tham khảo thêm:

http://genk.vn/day-so-fibonacci-va-ty-le-vang-bi-an-cua-vu-tru-hay-chi-don-gian-la-su-trung-hop-20170511184434085.chn
https://www.goldennumber.net/
https://en.wikipedia.org/wiki/Golden_ratio
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A3y_Fibonacci

Nhận xét

  1. Nằm mơ thấy số 89 Thật là may mắn nếu như ai mơ thấy số 89. Hai con số hội tụ quá nhiều tinh hoa của vũ trụ, là sự ngự trị của nốt nhạc ngân nga mãi không thôi, đại diện cho một vị thế hoàn hảo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Số 8 chính là Bát quái- Số 9 chính là Cửu cung bao hàm trong hệ thống Phi tinh của Huyền Không học, bộ môn nghiên cứu thuật Phong Thủy Vũ Trụ. Luật này gồm các công cụ mà con người tìm tòi và khám phá, cũng như nghiên cứu áp dụng vào đời sống của họ.

      Xóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG CON ĐƯỜNG THỦ ĐỨC XƯA

27/01 – NGÀY GIỖ PHẠM DUY

THỦ ĐỨC VÀ TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT - NHỮNG NGÀY XƯA

MỘT THOÁNG NHA TRANG

CON NGƯỜI SINH RA ĐỂ SỐNG – CHỨ KHÔNG PHẢI CHUẨN BỊ SỐNG

NẮNG THÁNG TƯ

SÀI GÒN – KHI CHIỀU ĐÃ TẮT MÀ ĐÊM CHƯA VỀ

TÙY BÚT BÊN CHÙA THIÊN MỤ

DÁNG CAO NGUYÊN