TÙY BÚT BÊN CHÙA THIÊN MỤ
Tôi có một chuyến đi dài từ Sài Gòn ra Huế, dừng chân lại nhiều nơi, để thưởng thức vẻ đẹp của dải đất miền Trung. Mỗi nơi là một chuyện kể dài, tua nhanh như cuộn phim, buồn vui theo số phận con người. Những câu chuyện về chiến tranh thấp thoáng bóng dáng tình yêu, hạnh phúc quyện lấy đau thương, bi hận chen lẫn vào tha thứ, khiến tôi nhận ra trên quê hương mình có biết bao điều thi vị.
Tuy nhiên, chỉ thi vị không thôi vẫn chưa đủ để nâng tầm chất lượng cuộc sống. Thi vị cũng giống như gia vị, làm cho nồi súp ngào ngạt hương thơm nhưng nó chỉ được gọi là món “lẩu” nếu có một vài lát thịt hay chút ít hải sản được thêm vào. Giá chi người ta đừng hứa hẹn sự giàu sang, vài chục ngàn đô la mỗi người mỗi năm, mà hãy đem về cho người Việt một lối sống văn minh tao nhã, lấy tình thương thay thế hận thù!
Dòng Hương Giang trôi chậm, thơ mộng như những vần thơ được thả ven sông, chan chứa duyên tình từ cả ngàn kiếp trước. Từ Đại Nội, ngược dòng sông Hương một đoạn, con đường dẫn lên một ngọn đồi, có tên Hà Khê. Nơi đây, vùng đất địa linh huyền diệu, nơi đất trời đan quyện lấy nhau, sông Hương bỗng chuyển mình, mang dáng dấp tâm linh diệu vợi. Từ đỉnh đồi, vào năm 1601, chùa Thiên Mụ đã được dựng lên, một mình soi bóng bên sông, phảng phất nỗi sầu bi trần thế.
Phật Giáo luôn có mối quan hệ nhất định với các thể chế quyền lực chính trị. Ngày nay, những gì mà một nhóm Phật tử đang làm đối với người Hồi Giáo Rohingya ở Myanmar, những gì mà Phật Giáo chịu nạn ở Trung Quốc hay Tây Tạng, thậm chí ngay tại Việt Nam khiến cho, đôi khi, tôi phải nghĩ rằng Phật Giáo chỉ là một quân cờ lẻ loi nằm trong một bàn tay thế phiệt nào đó trên một bàn cờ quyền lực chính trị. Chùa Thiên Mụ cũng không phải ngoại lệ. Nó xuất hiện và tồn tại từ mối giao duyên giữa Phật Giáo với các vua chúa thời Nguyễn.
Vào cuối thế kỷ XVI, lịch sử Đại Việt bước vào ngã rẽ bi thương làm cho toàn bộ xã hội thay đổi hoàn toàn, không thể phục hồi, khi mối thâm thù giữa hai họ thông gia Trịnh - Nguyễn, những dũng tướng phù Lê diệt Mạc một thời, trở nên mất còn. Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) đành từ bỏ Thăng Long, lui về miền đất hoang vu phía cực nam để gầy dựng xứ Đàng Trong. Ngang dọc khắp nơi, trên đường tìm kiếm nơi đặt phủ chúa, Nguyễn Hoàng ghé ngang qua đồi Hà Khê, bên dòng Hương Giang, và lắng nghe một câu chuyện nửa hư nửa thực.
Chuyện kể rằng, vào thời xa xưa lắm, một bà già tóc trắng xóa, mỗi khi màn đêm buông xuống, lướt ngang qua những hàng cây cao vút ở đỉnh đồi Hà Khê. Giọng bà vang xa: “Ai xây cho nơi đây một ngôi chùa thì người đó sẽ thống nhất giang san”. Thế là ngôi chùa đã được dựng lên và, đúng như vậy, 200 năm sau, năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh thống nhất cả giang san, với niên hiệu Gia Long, tượng trưng cho đất nước liền một dải từ Gia Định đến Thăng Long.
Ngôi chùa được đăt tên Thiên Mụ để tưởng nhớ bà già trời trong câu chuyện cổ và nó luôn được bảo trợ, chăm sóc bởi các vua và chúa nhà Nguyễn. Đến thời vua Tự Đức, do lo sợ chữ “Thiên” phạm đến nhà trời mà không có con nối dõi, năm 1862, vua Tự Đức đổi tên chùa thành Linh Mụ.
Chỉ là một câu chuyện cổ vu vơ, về một bà già hàng đêm lang thang dưới những hàng cây ở đồi Hà Khê, mà lại có một sức sống mãnh liệt, đã biến một nơi vô danh, một nơi tầm thường, trở thành một trung tâm quyền lực vô song. Huế đã từng là nơi đặt phủ các đời chúa Nguyễn, đã là kinh đô huy hoàng của Đại Việt dưới thời Tây Sơn và cũng là một trung tâm chính trị, văn hóa bậc nhất của cả vùng Đông nam Á vào nửa đầu thế kỷ XIX.
Thành phố cũng giống như đời người, có khởi đầu, hưng thịnh và suy tàn. Huế không còn đẹp như mơ. Huế cũng không dệt nên thơ. Không tìm lại được ánh hào quang đã mất, Huế cũng không thể tìm kiếm được tương lai. Huế, giờ đây, chỉ còn lo toan cho riêng phận mình.
Một số di tích hoang tàn bị bỏ mặc thành hoang phế. Bên cạnh đó là Đại Nội, sừng sững, nguy nga. Sự hiện hữu của Đại Nội không vì niềm kiêu hãnh mà chỉ làm gợi nhớ một thời huy hoàng của đất nước đã tàn phai.
Cái xưa cũ đang dần trở nên nhạt nhòa giữa nhịp sống ồn ào bon chen mới nổi. Huế, dường như, không còn cơ hội để tiếp nối mạch sống văn hóa khiến cho Huế lịch lãm của những ngày xưa, giờ đây, trông giống như một bà già đởm dáng đang cố níu kéo một thời xuân sắc.
Trong dòng người chật chội đang nêm chặt ngoài phố, có mấy ai còn nghĩ được Huế đã từng là nơi thanh lịch, đã từng tồn tại một nếp sống phong lưu nho nhã vào hàng bậc nhất trong thiên hạ?
Chùa Thiên Mụ đang đổ những hồi chuông. 108 tiếng chuông ngân vang giữa màn đêm tĩnh mịch, gởi vào hư không nỗi khổ đau của kiếp làm người. Mọi thứ bỗng vô thường trong tầm tay tạo hóa.
Tuy nhiên, chỉ thi vị không thôi vẫn chưa đủ để nâng tầm chất lượng cuộc sống. Thi vị cũng giống như gia vị, làm cho nồi súp ngào ngạt hương thơm nhưng nó chỉ được gọi là món “lẩu” nếu có một vài lát thịt hay chút ít hải sản được thêm vào. Giá chi người ta đừng hứa hẹn sự giàu sang, vài chục ngàn đô la mỗi người mỗi năm, mà hãy đem về cho người Việt một lối sống văn minh tao nhã, lấy tình thương thay thế hận thù!
Dòng Hương Giang trôi chậm, thơ mộng như những vần thơ được thả ven sông, chan chứa duyên tình từ cả ngàn kiếp trước. Từ Đại Nội, ngược dòng sông Hương một đoạn, con đường dẫn lên một ngọn đồi, có tên Hà Khê. Nơi đây, vùng đất địa linh huyền diệu, nơi đất trời đan quyện lấy nhau, sông Hương bỗng chuyển mình, mang dáng dấp tâm linh diệu vợi. Từ đỉnh đồi, vào năm 1601, chùa Thiên Mụ đã được dựng lên, một mình soi bóng bên sông, phảng phất nỗi sầu bi trần thế.
Phật Giáo luôn có mối quan hệ nhất định với các thể chế quyền lực chính trị. Ngày nay, những gì mà một nhóm Phật tử đang làm đối với người Hồi Giáo Rohingya ở Myanmar, những gì mà Phật Giáo chịu nạn ở Trung Quốc hay Tây Tạng, thậm chí ngay tại Việt Nam khiến cho, đôi khi, tôi phải nghĩ rằng Phật Giáo chỉ là một quân cờ lẻ loi nằm trong một bàn tay thế phiệt nào đó trên một bàn cờ quyền lực chính trị. Chùa Thiên Mụ cũng không phải ngoại lệ. Nó xuất hiện và tồn tại từ mối giao duyên giữa Phật Giáo với các vua chúa thời Nguyễn.
Vào cuối thế kỷ XVI, lịch sử Đại Việt bước vào ngã rẽ bi thương làm cho toàn bộ xã hội thay đổi hoàn toàn, không thể phục hồi, khi mối thâm thù giữa hai họ thông gia Trịnh - Nguyễn, những dũng tướng phù Lê diệt Mạc một thời, trở nên mất còn. Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) đành từ bỏ Thăng Long, lui về miền đất hoang vu phía cực nam để gầy dựng xứ Đàng Trong. Ngang dọc khắp nơi, trên đường tìm kiếm nơi đặt phủ chúa, Nguyễn Hoàng ghé ngang qua đồi Hà Khê, bên dòng Hương Giang, và lắng nghe một câu chuyện nửa hư nửa thực.
Chuyện kể rằng, vào thời xa xưa lắm, một bà già tóc trắng xóa, mỗi khi màn đêm buông xuống, lướt ngang qua những hàng cây cao vút ở đỉnh đồi Hà Khê. Giọng bà vang xa: “Ai xây cho nơi đây một ngôi chùa thì người đó sẽ thống nhất giang san”. Thế là ngôi chùa đã được dựng lên và, đúng như vậy, 200 năm sau, năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh thống nhất cả giang san, với niên hiệu Gia Long, tượng trưng cho đất nước liền một dải từ Gia Định đến Thăng Long.
Ngôi chùa được đăt tên Thiên Mụ để tưởng nhớ bà già trời trong câu chuyện cổ và nó luôn được bảo trợ, chăm sóc bởi các vua và chúa nhà Nguyễn. Đến thời vua Tự Đức, do lo sợ chữ “Thiên” phạm đến nhà trời mà không có con nối dõi, năm 1862, vua Tự Đức đổi tên chùa thành Linh Mụ.
Chỉ là một câu chuyện cổ vu vơ, về một bà già hàng đêm lang thang dưới những hàng cây ở đồi Hà Khê, mà lại có một sức sống mãnh liệt, đã biến một nơi vô danh, một nơi tầm thường, trở thành một trung tâm quyền lực vô song. Huế đã từng là nơi đặt phủ các đời chúa Nguyễn, đã là kinh đô huy hoàng của Đại Việt dưới thời Tây Sơn và cũng là một trung tâm chính trị, văn hóa bậc nhất của cả vùng Đông nam Á vào nửa đầu thế kỷ XIX.
Thành phố cũng giống như đời người, có khởi đầu, hưng thịnh và suy tàn. Huế không còn đẹp như mơ. Huế cũng không dệt nên thơ. Không tìm lại được ánh hào quang đã mất, Huế cũng không thể tìm kiếm được tương lai. Huế, giờ đây, chỉ còn lo toan cho riêng phận mình.
Một số di tích hoang tàn bị bỏ mặc thành hoang phế. Bên cạnh đó là Đại Nội, sừng sững, nguy nga. Sự hiện hữu của Đại Nội không vì niềm kiêu hãnh mà chỉ làm gợi nhớ một thời huy hoàng của đất nước đã tàn phai.
Cái xưa cũ đang dần trở nên nhạt nhòa giữa nhịp sống ồn ào bon chen mới nổi. Huế, dường như, không còn cơ hội để tiếp nối mạch sống văn hóa khiến cho Huế lịch lãm của những ngày xưa, giờ đây, trông giống như một bà già đởm dáng đang cố níu kéo một thời xuân sắc.
Trong dòng người chật chội đang nêm chặt ngoài phố, có mấy ai còn nghĩ được Huế đã từng là nơi thanh lịch, đã từng tồn tại một nếp sống phong lưu nho nhã vào hàng bậc nhất trong thiên hạ?
Chùa Thiên Mụ đang đổ những hồi chuông. 108 tiếng chuông ngân vang giữa màn đêm tĩnh mịch, gởi vào hư không nỗi khổ đau của kiếp làm người. Mọi thứ bỗng vô thường trong tầm tay tạo hóa.
Nhận xét
Đăng nhận xét