Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2017

TỪ MẨU CHUYỆN NƯỚC NHẬT

Hình ảnh
Những ngày sau Tết, tôi gặp lại vài sinh viên cũ đang làm việc tại Nhật về VN thăm quê và cũng gặp người bạn vừa đi du lịch Nhật về. Những câu chuyện xoay quanh con người, đất nước, văn hóa,... Nhật Bản, mà tôi cũng đã từng nghe nhiều lần, nhưng lại cứ ngỡ là những mẩu chuyện thần tiên vào thuở hồng hoang từ khi tiên nga còn vây lấy loài người. Hai nền văn hóa đông – tây đan quyện nhau, bổ sung khiếm khuyết cho nhau và được hòa nhập vào trong một dân tộc gian khó, tạo nên một đất nước diệu kỳ. Vận mệnh của hai đất nước Việt – Nhật chỉ bắt đầu đi trên hai con đường khác biệt từ 150 năm trước. Kể từ khi đó, người Việt liên tục mắc sai lầm trong cách định hình văn hóa và định hướng phát triển. Cách nay hơn 100 năm, vào đầu thế kỷ XX, người Việt đã từng học hỏi tấm gương Nhật Bản để có thể thay đổi vận mệnh đất nước với phong trào Đông Du. Sau đó, các hội Đông Kinh Nghĩa Thục và Duy Tân được mở ra khắp Hà Nội và miền trung dưới dạng các hoạt động diễn thuyết tại các hội quán côn...

TƯỞNG NIỆM NGÀY 17/02/1979

Hình ảnh
Đôi khi, không muốn kể lại những câu chuyện đã qua vì lịch sử không là một dòng sông êm đềm. Những khúc quanh trên con sông lịch sử tạo nên những bước ngoặt mà bên này và bên kia của nó như hai thế giới hoàn toàn xa lạ. Hòa bình dường như quá xa vời đối với người Sài Gòn ngay sau ngày 30/4/1975. Tiếng đại bác vẫn đều đặn vang vọng lại từ nơi xa xa mặc cho các phương tiện truyền thông vẫn ngày đêm tô hồng các loại tình hữu nghị. Tin đồn về cuộc chiến tranh biên giới tây nam và tình hình ngay chính Campuchia chỉ đem lại lo âu. Những kiểu thảm sát kinh hoàng tại Tịnh Biên, Ba Chúc (An Giang) hay Sa Mát (Tây Ninh) vào những năm 1977 – 1978 không hề xuất hiện trên mặt báo thời đó càng tạo thêm sự hoảng loạn trong dòng người đang hoang mang. Bỗng đến những ngày cuối năm 1978, đồng loạt các tờ báo đưa tin về chiến tranh với Campuchia và TQ. Loa phường, TV và báo chí bắt đầu nhắc đến nhiều các cụm từ “Bè lũ Pôn Pốt – Ieng Sary” hay “bọn bành trướng Bắc Kinh” với khí thế hừng hực chiến tr...

HUẾ HÔM NAY VÀ DĨ VÃNG

Hình ảnh
Tôi trở lại Huế như trở về dĩ vãng từ nghìn xa. Huế vẫn cũ kỹ như từ thuở nào và phố xá hầu như không thay đổi sau bao năm dài. Những hạt mưa lất phất rơi xuống trong đêm được soi rọi bởi ánh đèn xe ngược sáng trở nên long lanh hơn giữa lối nhỏ buồn tênh. Tuy thế, Huế đã trở nên huyên náo trong cảnh chen lấn bởi dòng người hối hả đang cố khẳng định vị trí mới nổi của mình lẫn dòng xe đan xen nhau tìm lối thoát. Hôm nay, Huế dường như là một sự pha trộn gượng ép giữa cái trầm lắng nho nhã đã bị lãng quên và cái ồn ào của một thứ văn hóa mới lẫn cái bảo thủ đến kiên trì, thách thức mọi đổi thay, khiến cho Huế trông giống như một bà già lú lẩn, có khi buồn tủi đến não lòng, có khi cười vang ngây dại như đứa bé con không thể trưởng thành. Từ lâu, dòng Hương Giang đã trở thành biểu tượng của thành phố Huế vì dáng tĩnh lặng và nét thơ mộng của nó. Đứng trước mỗi dòng sông, người ta luôn có những cảm xúc khác nhau tuỳ thuộc vào con sóng nước cũng như cảnh trí đôi bờ. Những con sông chảy...