Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2017

ÁNH SÁNG

Hình ảnh
Ánh sáng là một thuật ngữ được sử dụng từ đầu thế kỷ XX để chỉ toàn bộ sóng điện từ có bước sóng (lamda) thay đổi từ rất ngắn đến rất dài. Năng lượng photon của tia sáng tỉ lệ nghịch bước sóng (e = hc/lamda) làm cho tính chất của các sóng rất khác nhau. Chỉ có hai dãy ánh sáng tác động lên giác quan các sinh vật. Đó là ánh sáng khả kiến tác động lên thị giác và hồng ngoại tạo nhiệt và tác động lên xúc giác. Các tia sóng dài như hồng ngoại, sóng radio có năng lượng nhỏ. Chúng yếu ớt, không giữ được phương truyền thẳng nên phát tán rộng trong không gian, mong manh, uyển chuyển và lung linh được gọi là bị nhiễu xạ. Khi chiếu tới bề mặt một vật nào đó, các tia này không đủ năng lượng để xuyên thấu vào trong mà chỉ dội ngược trở ra, được gọi là bị phản xạ. Ngược lại, các tia sóng ngắn như tia gamma, tia X, tia tử ngoại có năng lượng lớn. Các tia này mạnh mẽ, thô cứng, giữ kiên định phương truyền. Khi chiếu vào bề mặt một vật thì chúng như con thiêu thân, chui vào thẳng vào bên tro...

NGÀY 27/4 – 496 NĂM NGÀY MẤT FERDINAND MAGELLAN, NGƯỜI ĐƯA CÔNG GIÁO LA MÃ VÀO VIỄN ĐÔNG, VÀ CÁC CHUYẾN TÌM ĐẤT MỚI

Hình ảnh
Một sự nhầm lẫn ngớ ngẩn đã đưa Christopher Columbus (1451 – 1506) đi vào huyền thoại của lịch sử và, ngược lại, chính ông lại tạo ra một nhầm lẫn khác cũng mang tầm lịch sử. Con Đường Tơ Lụa đầy hiểm trở, dài khoảng chừng 12.000km, mang nhiều hàng hoá quý hiếm từ Ấn Độ và Trung Quốc sang châu Âu, bị cắt đứt hoàn toàn vào năm 1453 tại Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ) bởi người Hồi Giáo. Thế nên, người ta nghĩ đến con đường biển để thay thế Con Đường Tơ Lụa. Một số chuyến đi đến châu Á theo đường biển bằng cách hướng về phía nam, vòng qua lục địa châu Phi rồi chuyển sang hướng đông để đến Ấn Độ, dài chừng 30.000km, đã được thực hiện bởi người Bồ Đào Nha, Ferdinand Magellan (1480 – 1521) và Vasco da Gama (1460 – 1524). Thậm chí, Magellan đã đi rất xa về phía đông, đến tận đảo Celebes, cực đông Indonesia. Con đường này khá nguy hiểm vì các thủy thủ phải chiến đấu với rất nhiều bộ tộc ven bờ biển châu Phi để tìm thêm lương thực. Thời đó, người ta nghĩ rằng lục địa là một khối duy nhất đư...

RẰM THÁNG TƯ ÂM LỊCH – 2641 NĂM ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH

Hình ảnh
Tôi chưa từng đến Ấn Độ để có thể tự mình trải nghiệm về quê hương Đức Phật, sự hưng thịnh cũng như sự suy tàn của Phật Giáo nơi đây. Một đất nước tâm linh, hiện thân với vô số thánh thần Ấn Độ Giáo biến hóa khôn lường chi phối mọi mặt lên đời sống con người. Lục địa này độc lập vào năm 1947 từ người Anh. Tuy nhiên, người dân lại ngỡ ngàng với nền quản trị thế quyền hiện đại khiến vài triệu người đã chết khi phân chia thành các quốc gia Ấn Độ và Pakistan, đến năm 1971 lại thêm Bangladesh. Phật Giáo đã từng là quốc giáo huy hoàng dưới thời đức vua A Dục vào thế kỷ III TCN. Thế nhưng, mảnh đất này là nơi là nơi tranh giành của rất nhiều thế lực như Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Hồi Giáo,.. và cả Hy Lạp cổ đại làm cho Ấn Độ trở nên hết sức phức tạp và luôn xung đột về sắc dân, ngôn ngữ, văn hóa cũng như tôn giáo của chính họ. Dần dần, Phật Giáo Ấn Độ thu hẹp lại và lụi tàn. Đến thế kỷ XIII, sau hơn 1.800 năm thi triển giáo pháp, Phật Giáo Ấn Độ lại quay về nơi mà nó đã từng thoát ...

CON NGƯỜI SINH RA ĐỂ SỐNG – CHỨ KHÔNG PHẢI CHUẨN BỊ SỐNG

Đó là câu nói của Boris Pasternak, khôi nguyên Nobel Văn chương 1958. Thế nhưng vì những ước vọng xa vời mà nhiều thế hệ trên đất nước này vẫn chỉ phải chuẩn bị sống. Tuy nhiên, lại có những con người đang sống hả hê. Với tất cả sức mạnh và cả sự trơ trẽn, họ dành lấy quyền được đang sống. Những người ngàn năm nuôi dưỡng đất nước, họ ý thức rõ thân phận nhỏ nhoi của mình khi biển đã chết và khi đất đã không còn. Thế nhưng, họ không bao giờ thấp hèn. Sự thấp hèn chỉ dành cho những ai đang sống mà không ý thức được thân phận thấp hèn của chính mình.

THỦ ĐỨC VÀ TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT - NHỮNG NGÀY XƯA

Tôi đã biết đến Thủ Đức từ thời còn bé, những lần Ba chở đi Biên Hòa mà không chạy xe trên tuyến xa lộ, lại đi theo lối quốc lộ 1 lúc bấy giờ (đường Kha Vạn Cân ngày nay). Đoạn đường từ Bình Triệu đến cầu Hóa An (Biên Hòa) là một con đường ngoằn ngoèo, dạng hình chữ chi (之). Một bên lác đác những ngôi nhà xinh xắn chen lẫn giàn hoa giấy chợt tím chợt hồng. Một bên là cánh đồng, mà mỗi khi chiều xuống, Mặt Trời thấp thoáng phía sau những hàng cây vừa thấp vừa cao tạo nên vẻ mờ ảo huyễn hoặc trong ánh chiều tà. Đoạn đường này, ngày xưa, ngoài cái tên quốc lộ 1, nó còn có tên thứ hai là đường Nguyễn Tri Phương để tưởng niệm cuộc rút binh của tàn quân Việt kéo về thành Biên Hòa (ngay dưới chân cầu Hóa An), vào năm 1861, sau khi thất thủ tại thành Kỳ Hòa và đồn Thuận Kiều cùng vài ngàn xác lính Việt nằm ngổn ngang rải rác khắp mặt đường. Năm 1832, vua Minh Mạng đặt tên nơi đây là huyện Ngãi An thuộc phủ Phước Tuy. Một Hoa kiều, tên là Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy) xây cho nơi đây một...

NẮNG THÁNG TƯ

Tháng tư Sài Gòn hẵn là một khoảng lặng được thả trôi trên dòng ngày tháng. Nắng oi ả không biết từ nơi đâu đổ xuống, cũng chẳng kịp biết được nắng sẽ về đến nơi nào. Nắng đìu hiu thổi qua lối ngõ, nắng vươn dài đổ bóng những hàng cây. Nhịp sống hối hả thoáng chốc bỗng chùng xuống, có khi làm gợi nhớ lại những tháng ngày nắng chói chang: Chị ấy năm nay còn gánh thóc? Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. (Hàn Mặc Tử) Người ta cảm thấy mệt mỏi vì những đợt nóng bỏng và mong chờ ngày tháng qua nhanh. Vào dịp tháng tư, học trò cảm thấy lo âu vì những đề thi khó đoán cuối năm, mong sao một mùa thi thấp thỏm qua mau rồi lại háo hức vì những ngày hè thênh thang rong ruổi sắp đến. Mọi người dường như đang mong đợi những ngày mưa. Thế đấy, tháng tư chỉ còn là sự đợi chờ. Tháng tư giống như một dấu lặng được buông lững trên dòng kẻ nhạc để chờ một giai điệu mới. Tháng tư mênh mang hy vọng vào những điều diệu kỳ chưa kịp đến. Tháng tư Sài Gòn, trời nóng bỏng nhưng nắng Sài Gòn không gắt ...