Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

BƯƠM BƯỚM

Những đêm mưa dài nối tiếp nhau khiến cho đất trời mang màu ảm đạm. Mong cho ngày tháng trôi mau, tiễn biệt 2020, để chờ đón những ngày tươi sáng. Sài Gòn, trong những ngày phủ kín những cơn mưa, tôi lại nhớ về cơn mưa lòng tê tái trong bài thơ “Cô hàng xóm” của Nguyễn Bính từ 80 năm trước mà một đoạn của bài thơ như thế này: Tầm tầm trời cứ đổ mưa, Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm. Cô đơn buồn lại thêm buồn, Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?... Cái “giậu mồng tơi xanh rờn” đặt giữa hai nhà làm chùng bước gã si tình. Thế nhưng, may thay! Lại còn có con bướm. Con bươm bướm đã bước vào thi ca như một người “đưa tin tình yêu” tuyệt vời của “cô hàng xóm”. Con bướm vàng cũng đã hiện diện trong dòng kẻ nhạc. Thế hệ của tôi, 50 năm trước, lũ trẻ con, ai cũng hát bài “Kìa con bướm vàng” được dịch từ bản tiếng Pháp: “Frère Jacques, frère Jacques. Dormez-vous? Dormez-vous?”: Kìa con bướm vàng! Kìa con bướm vàng! Xòe đôi cánh, xòe đôi cánh. Tung cánh bay năm ba vòng, tung cánh bay năm ba vòng....

ÁNH SÁNG

ÁNH SÁNG MẶT TRỜI – NGUỒN SỐNG CÁC SINH VẬT Dù là ngẫu nhiên hay tất nhiên từ vô số các diễn tiến trong vũ trụ, tạo hóa đã định hình sự sống trên Trái Đất có dạng thức như đang hiện hữu. Mọi nguồn sống trên Trái Đất đều đến từ ánh sáng Mặt Trời. Quang phổ Mặt Trời trải dài từ bước sóng ngắn nhất đến dài nhất. Những bức xạ cực ngắn (tia gamma, X, một phần tia tử ngoại), có khả năng đốt cháy các tế bào đều bị giữ lại từ tầng cao bầu khí quyển, đã tạo điều kiện tốt nhất để các sinh vật có khả năng tồn tại và tiến hóa. Phần bức xạ giàu năng lượng nhất trong quang phổ Mặt Trời chỉ nằm trong một dải rất hẹp, từ 0,4 micromet đến 0,76 micromet, được gọi là “ánh sáng khả kiến”. Vùng khả kiến có những tính chất đặc biệt mà bước sóng dài hơn hoặc ngắn hơn không thể có được khiến cho “ánh sáng khả kiến” như một món quà tuyệt vời của tạo hóa để tạo đôi mắt các sinh vật. Mặc dù, những con ong có khả năng nhìn được một phần tia tử ngoại hay loài rắn có khả năng cảm thụ một phần vùng hồng ngoại. Ờ...