Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2017

DÒNG THỜI GIAN

Có những lúc nhắn gởi tiếng yêu thương vào làn gió thoảng vu vơ. Những khi mơ hồ, nhớ về điệu hát năm xưa, tưởng rằng ngày tháng chưa kịp vút qua. Thời gian có trôi về nơi bất tận hay đang trôi qua rất chậm như cố níu kéo lại một thời dĩ vãng xa? Đêm mùa hạ dần vút qua để những ngày bão tố kéo về. Chờ đợi cơn mưa giông cuồng nộ như lặng nhìn thời gian bước qua mấy nhịp cầu. Nhìn về phía xa xăm, tận nơi cuối trời, để thấy đường về quê nhà vẫn còn lắm gian nan. Nắng và mưa thay nhau đưa đẩy dòng đời. Có khi quyện vào chốn hư vô để lắng nghe kinh nguyện cầu vọng lại trong đêm. Kiếp vô thường còn lại mấy nhân duyên? Dòng đời còn lưu lại mấy vần thơ?

THIÊN TÀI CỦA MỘT ĐÊM TRONG CÁCH MẠNG PHÁP 1789

Ngày 14/7/1789, nhân dân Paris đổ ra đường để phá ngục Bastille và chỉ giải thoát nhầm cho 7 tên tội phạm hình sự đặc biệt nguy hiểm nhưng lại trở thành ngày khởi đầu cho một cuộc cách mạng đẫm máu, đôi khi nhuốm màu cực đoan, kéo dài trong 10 năm. Cuộc cách mạng tư sản đem lại quyền tư hữu cho nhân dân, mang tầm lịch sử vô cùng to lớn của nhân loại. Đôi khi lịch sử để lại những trớ trêu kỳ diệu đến khó hiểu. Giữa cao trào của của cuộc cách mạng, năm 1792, bài nhạc Khúc Quân Hành Sông Rhine (Chant de guerre pour l'armée du Rhine) ra đời để cổ vũ cách mạng, về sau lại có tên Người Marseille (La Marseillaise) rồi trở thành bản quốc ca Pháp từ năm 1795, lại được sáng tác nên bởi một sĩ quan công binh thuộc phái bảo hoàng, phản cách mạng. Tuy nhiên, lạ lùng hơn, tác giả bài hát, Claude Joseph Rouget de Lisle (1760 – 1836), không là nhạc sĩ. Ông chỉ là một tay chơi violin xoàng xĩnh vào những lúc rảnh rỗi, được đề nghị viết bài nhạc để cổ vũ tinh thần chiến sĩ trên mặt trận sông Rhin...