Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2018

TIẾNG NƯỚC TÔI

Vào đầu những năm 1950, Phạm Duy sáng tác bài hát “Tình Ca”, mà ca từ êm ả như một dòng thơ ngọt ngào trôi nhẹ nhàng theo làn điệu dân ca Bắc bộ: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời,…”. Cũng trong thời gian ấy, một thi sĩ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam thời ấy, và cả về sau này, cũng làm được mấy vần thơ: “Yêu biết mấy, nghe con tập nói – Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!”. Ca từ của bài hát và bài thơ đều có cùng chung một hình tượng là đứa bé con, tuổi còn thơ ngây, bập bẹ học nói nhưng hướng vào đời bằng những ngã rẽ khác nhau. Và, do đó, số phận của các tác phẩm nghệ thuật đó cũng rất khác nhau. Có thể người ta biết nhiều đến Tình Ca của Hoàng Việt hơn là Tình Ca của Phạm Duy. Bản Tình Ca của Hoàng Việt, được viết vào cuối những năm 1950. Giai điệu Tình Ca của Hoàng Việt vừa phong trần vừa lãng mạn mà rất hào hùng oai phong nhưng lại dựa trên cảm hứng từ Tình Ca của Phạm Duy nên đã có một thời gian dài Tình Ca của Hoàng Việt bị cấm hát, mãi cho đến năm 1967, tại miền Bắc. Dĩ nh...

TẠI SAO PHÁP VÀ CROATIA?

Hình ảnh
Mùa hè năm 2000, đang trong thời gian học tập tại Bỉ, tôi đã có dịp chứng kiến cổ động viên Pháp ăn mừng chức vô địch EURO 2000 ở thành phố Liège mà khi đó Bỉ và Hà Lan là các quốc gia đồng chủ nhà. Ở quảng trường Saint Lambert, trung tâm thành phố Liège, chỉ vài nhóm nhỏ người Pháp tưng bừng cụng ly bia. Họ mời mọi người qua đường vài ngụm bia để cùng chung vui và tôi có được cái hân hạnh đó. Người Italia thua trận chung kết một cách tức tưởi bởi luật “Cái chết bất ngờ” (Sudden Death) ngay khi trận đấu còn đang dang dở giữa hiệp phụ thứ hai. Sinh viên Italia, buồn thảm, kéo nhau vào nhà bếp ký túc xá để nhảy “bal” giải sầu và tôi cũng được mời vào “bal” để cùng họ chia buồn! Vào những năm ấy, có luật “Cái chết bất ngờ”. Nghĩa là, nếu như kết quả vẫn hòa nhau sau hai hiệp chính, sang đến hiệp đấu phụ, đội nào ghi bàn thắng thì trận đấu lập tức kết thúc. Bàn thắng ấy được gọi là “bàn thắng vàng” và trao cho đội thua “cái chết bất ngờ”. Đội Pháp của Zidane, của Deschamps (đội trưởng ...

NGÀY 20/7/1969 – KỶ NIỆM 49 NĂM LẦN ĐẦU TIÊN CON NGƯỜI ĐẶT CHÂN LÊN MẶT TRĂNG

Hình ảnh
Vào một buổi chiều tối cuối tháng 01/1986, tôi, một mình, lang thang trên chiếc xe đạp, tìm đến một quán café nằm trên đường Lý Thái Tổ, quận 10, để có thể lần đầu tiên nhìn ánh sáng màu từ một chiếc TV mà đài truyền hình Sài Gòn chỉ vừa phát sóng màu thử nghiệm. Những hình ảnh màu đầu tiên mà tôi nhận được từ chiếc TV là bản tin về vụ nổ tàu con thoi có tên Challenger vào ngày 28/01/1986 chỉ sau 73 giây từ khi rời bệ phóng. Bảy phi hành gia đã thiệt mạng mà trong đó có cô giáo Christa McAuliffe, người dự định giảng dạy một buổi trực tuyến từ không gian về cho các em học sinh của mình. Từ trong chiếc TV là hình ảnh đầy tự hào của cha và mẹ cô Christa McAuliffe đang theo dõi chuyến khởi hành. Một tiếng nổ thật to vang lên, ánh sáng lóe sáng khắp màn hình. Sau vài giây chưa kịp hiểu chuyện gì, cha và mẹ cô Christa McAuliffe bỗng ôm mặt và khụy xuống… Ngày 01/2/2003, một tai nạn khác lại xảy ra. Lần này là tàu con thoi tên Columbia. Ngược lại, bảy phi hành gia chỉ còn cách Quả Đất 1...