Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2017

SỰ PHỨC TẠP KHI SỬ DỤNG ÂM LỊCH

Cách tính Âm Lịch rất phức tạp vì phải dựa vào cả 2 chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất lẫn chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời như tôi đã có dịp nói đến trong bài viết về Âm Lịch (http://thanhtanvo.blogspot.com/2017/01/am-lich-va-tet-nguyen-an.html) hay ( https://www.facebook.com/vothtan/posts/10207408530200671 ). Tuy vậy, độ chính xác của âm lịch đối với hiện tượng thời tiết có sai số là 1 tháng và người ta cũng không thể tính nhẩm trước ngày tháng âm lịch mà phải dựa vào bộ lịch đã được công bố. Hơn nữa, việc áp dụng âm lịch cho một vùng cụ thể lại càng phức tạp hơn. Có 2 vị trí của Mặt Trăng và Trái Đất gây nên sự khác nhau trong các bộ âm lịch: - Ngày Sóc (mùng 1 âl, trăng mới) là ngày chứa vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và TĐ theo thứ tự gần thẳng hàng nhất. Giả sử, lúc nào đó vị trí này đạt được vào lúc 23 giờ 30 phút theo giờ VN thì TQ lại là 0 giờ 30 hôm sau. Do đó, hôm đó VN là mùng 1, còn TQ thì hôm sau mới là mùng 1. Giữa 2 bộ âm lịch khác nhau 1 ngày k...

LY RƯỢU MỪNG

Hình ảnh
Tháng 01/2016, người ta gỡ lệnh “cấm” ca khúc Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 – 1991) và đến gần đây lại “cho phép” nó xuất hiện trong đời sống âm nhạc. Tuy nhiên, tôi cũng như nhiều người khác vẫn thường nghe Ly Rượu Mừng vào mỗi dịp xuân về. Ngày xưa, chỉ có đúng 3 ngày tết để đoàn viên gia đình. Người ta tạm quên nỗi buồn chiến tranh và nhịp sống dường như chùng lại để đón Tết. Lũ trẻ con chúng tôi đã từng háo hức mong đợi ngày Tết để có thể khai trương bộ quần áo mới, để được ăn món ngon thèm thuồng trong không khí thanh bình giữa âm hưởng “Ly Rượu Mừng” vang lên từ đầu ngõ đến cuối thôn, tương tự như “Happy New Year” của nhóm ABBA thời hiện đại. Đã có quá nhiều cái “cấm” như cố xóa bỏ ký ức rồi lại “cho” phụ thuộc vào chính sách của mỗi thời kỳ, có khi được tôn vinh nữa, khiến người ta không thể tìm được sự khác biệt giữa cấm và cho, không phân biệt giữa thật và giả, giữa thiện và ác. Tất cả lẫn lộn vào trong một mớ mơ hồ, cố khéo biết xoay qua xoay lại. ...

VẾT THƯƠNG HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

(Bài viết cách nay đúng một năm) Cuối tuần trước, tôi đến Vũng Tàu, chạy xe dọc theo đường Trần Phú, men theo đường biển và có dịp ngắm nhìn những đợt sóng biển vỗ về nhè nhẹ như mơn trớn bãi cát dài. Nhìn ra phía Biển Đông êm ả với ánh Mặt Trời chói chang như đang làm dịu ấm những đau thương mà tự hỏi lòng ngày này năm xưa, 19/01/1974, đúng 42 năm trước, khi tôi bằng tuổi đứa con trai bây giờ, học lớp 5, những anh linh Việt trong trận hải chiến tại Hoàng Sa xưa kia giờ đã siêu thoát về đến chốn nào. 74 chiến sĩ đã vĩnh viễn không bao giờ trở lại và máu của họ được dùng để viết lên trang sử bi thương uất hận. 42 năm trước, những giọt nước mắt đã lăn dài trên đôi má những người ở lại với niềm thương tiếc không nguôi và thầm mong vận nước sẽ mau thoát cảnh điêu linh. Sóng nước Biển Đông nhè nhẹ vuốt ve lên dải đất hình chữ S với bao lời thương sóng biếc. Tuy thế, mỗi khi bão tố nổi lên, Biển Đông lại xa cách vạn dặm trùng khơi. Quanh những ngày tết Nguyên Đán, những trang sử đau t...

27/01 – NGÀY GIỖ PHẠM DUY

Để có thể thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên thì bạn nên trở thành một phượt thủ trên chiếc xe gắn máy. Để có thể đắm say cảnh trùng điệp của núi non lẫn thổn thức cùng điệu ca, câu hò thì bạn nên lê bước chân phiêu bạt cùng người lữ khách lang thang từ bắc chí nam trong trường ca “Con Đường Cái Quan” của Phạm Duy (1921 – 2013). Phạm Duy là một trong số rất ít nhạc sĩ Việt Nam kết hợp được cái tinh túy của âm nhạc cổ truyền từ mọi vùng miền với âm nhạc tây phương để tạo nên vẻ đẹp quê hương qua các ca khúc. Ông đã làm hồi sinh những làn điệu dân ca khiến nó trở thành kinh điển, không thể bị mai một bởi dòng thời gian, như “Qua cầu gió bay”, “Se chỉ luồn kim”, “Nụ tầm xuân” hay “Cây trúc xinh”. Ngoài ra, ông còn để lại rất nhiều thể loại dân ca khác nhau như “Đố ai” hay “Hẹn hò” mà về số lượng hay mức độ phổ biến, không thể có một nhạc sĩ nào khác có thể sánh bằng. Người Sài Gòn đã từng nhiều lần bị mê hoặc bởi những bài tình ca Phạm Duy mà dòng nhạc có khi bay bướm như một chiếc lá th...

ÂM LỊCH VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Hình ảnh
Cứ sau tết dương lịch khoảng một tháng thì mọi người sẽ đón tết Nguyên Đán. Năm nay, tết Nguyên Đán năm Đinh Dậu nhằm ngày 28/01/2017. Tuy nhiên, có lẽ, một điều ít người biết là tháng Giêng âm lịch buộc phải chứa ngày 19/2 dương lịch (Năm nay, 19/2 dl nhằm ngày 23/Giêng âl) và do đó mùng 01 tết Nguyên Đán hàng năm chỉ có thể nằm từ 21/01 đến 19/2 dương lịch. Nếu dương lịch phản ánh hiện tượng thời tiết phục vụ cho việc trồng trọt thì âm lịch phản ánh cơ chế thủy triều phục vụ cho việc đánh bắt thủy – hải sản. Từ thời xa xưa, các dân tộc sinh sống tại sa mạc, nơi không thể làm nông nghiệp, thì nguồn sống duy nhất của họ là từ các con sông. Chính vì vậy, từ sa mạc, âm lịch đã ra đời. Một trong những bộ âm lịch cổ xưa nhất là từ vùng Lưỡng Hà, lưu vực giữa 2 con sông Tigre và Euphrate (Iraq ngày nay). Những điểm chính của âm lịch: một tháng âm lịch có chừng 29,5 ngày. Chuyển động của Mặt Trăng chậm một chút so với Mặt Trời nên một ngày trăng là 24 giờ 50 phút, nghĩa là sau 24 giờ 50 phút...