Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2017

VIETNAM WAR

Mấy hôm nay người ta nói nhiều đến cuốn phim Vietnam War vừa ra mắt tại Mỹ và dĩ nhiên nó bị cấm chiếu ở Việt Nam. Một cuộc chiến tranh vẫn còn mãi ám ảnh những con người đã từng dính líu tới nó (ít nhất đã trên 50 tuổi) mặc dù đã lùi xa 42 năm. Mỗi người, theo góc độ của mình, nhìn cuộc chiến bằng những cảm nhận khác nhau và Vietnam War chỉ là cách nhìn cuộc chiến theo quan điểm của hai người Mỹ cụ thể - Ken Burns và Lynn Novicks. Các đạo diễn đã không đề cập đến vai trò của vua Bảo Đại, người đã có một vị trí nhất định trên chính trường Việt Nam cho đến năm 1955. Cuốn phim không làm vừa lòng cho bất cứ ai bước ra từ trong cuộc chiến xem nó. Nó phơi bày mặt trái của tất cả các bên, dù đúng hay bị cường điệu hóa đến tàn nhẫn. Từ những toan tính sai lầm của người Mỹ, sự độc tài và rệu rã của chế độ miền nam cho đến sự hà khắc lẫn cách tuyên truyền ngụy tạo của người chiến thắng mà “người còn sống chắc gì may mắn hơn người đã hy sinh” để đạt được mục đích bằng mọi giá. Tôi ước gì đã khôn...

XÁC NHỮNG GIẤC MƠ XƯA BỎ LẠI

Tôi không thích đọc thơ. Nhiều bài thơ dường như thuộc về thế giới ảo mộng, không thật. Đôi khi, người đọc có cảm giác bối rối vì đang lạc vào giữa khu rừng chữ nghĩa, không tìm được lối thoát. Bài thơ có khi lại giống như trò chơi của câu chữ, sao cho các từ thật bay bướm rồi ép vào vần điệu, tuy nhiên lại khó có thể tìm được ý tưởng cho câu thơ. Thật tình mà nói, những vần thơ tuyệt vời nhất mà người ta có thể thuộc lòng là những câu thơ không bóng bẩy, rất thật, mà lại mang một ý tưởng thâm thúy nào đó. Văn chương cũng tương tự. Ý tưởng và nội dung tạo nên sự khác biệt của một cuốn tiểu thuyết chứ không phải ở cách sử dụng câu từ. Nhờ vào blog của nhà văn Đào Hiếu, tôi biết đến Kiều Mai Ly, nhà thơ nữ, người Champa, sinh năm 1985 tại Ninh Thuận. Dường như thơ của cô không dùng đến chữ nghĩa mà chỉ mượn chữ nghĩa như một phương tiện để tái tạo hình ảnh, tạo nên tiếng vọng nối tiếp từ miền quá khứ xa xôi. Rũ bỏ được cái xác của chữ nghĩa, cái hồn thơ trong veo như suối nguồn thoát hiệ...

GIÓ

Đêm nay trời trở gió. Từng chiếc lá rung cành, dịu dàng như cánh bướm đêm xuân. Đến từ nghìn xa, gió vờn qua kẻ lá, nhẹ nhàng ôm ấp đóa hoa côi. Cây tràm héo hon cuối phố như ngàn năm đứng đợi bên đường, đìu hiu giữa cô quạnh, bỗng bừng lên giai điệu mượt mà, rì rào trong hương gió thoảng. Mang một chút hương rừng từ trùng điệp xa xôi hay tiếng vọng yêu thương từ biển cả, làn gió nhẹ nhàng đem duyên thắm quyện vào trời đêm. Có khi gió bỗng dỗi hờn, lốc xoáy vút lên cao, cát bụi mịt mù, hàng cây liêu xiêu nghiêng ngã. Rồi bất chợt chùng xuống, gió lặng yên, thẹn thùng, ngập ngừng như đang e ấp vì một mím môi xa. Mười năm trước, tôi có dịp đến thành phố Nha Trang để thăm một người bạn, có vai anh. Không chỉ có gió, các thành phố ven biển miền trung đều có bốn thứ: biển, cát, nắng và gió đan quyện nhau hài hòa một cách tuyệt vời. Thiên nhiên vốn ưu đãi cho dải đất miền duyên hải này. Tận phía chân trời, vài ngọn núi mờ ảo thấp thoáng từ xa xa tạo nên một khung cảnh yêu kiều tựa như mộ...

THÁNG CHÍN

Cơn mưa chiều nay làm không khí trở nên dễ chịu. Sài Gòn bước vào mùa mới, tiết trời đang đổi thay, mưa và nắng đan xen nhau từng ngày giống như đôi tình nhân chọn tháng chín làm nơi hò hẹn bên nhau để nói lời yêu thương trước khi chia xa. Những ngày nắng chói chang đã lùi xa nhường chỗ cho giông tố chuẩn bị kéo về. Tháng chín Sài Gòn giống như chiếc cầu nối nhịp giữa hai miền thời tiết. Không là sắc thu vừa chớm, không xào xạc ánh vàng rơi, nắng Sài Gòn trở nên dịu êm cùng những cơn mưa nhẹ nhàng chen lẫn vài làn gió mát khẽ lướt qua. Tháng chín về báo hiệu những ngày cuối cùng của một năm đang dần kéo đến. Tiết trời trọn một năm giống như bốn giai đoạn của đời người và tháng chín là khởi đầu cho sự tàn phai. Nhìn những tờ lịch đang dần rơi xuống, lòng người trở nên xao xuyến lạ vì dòng thời gian đã vun vút trôi đi. Xuân thắm đã tàn, những ngày nóng bỏng cũng qua mau, tháng chín giống như một ông già, trong cơn mê chiều, cố vấn vương cái tuổi thanh xuân đã không còn nữa. Biết bao điệp...