Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2018

NHỮNG BƯỚC CHÂN BÊN LÀNG BÀN MÔN ĐIẾM

Đất nước vẫn mãi còn đó những ngày vui và nỗi buồn, như chưa hề thay đổi dù thời gian đã trôi qua sau bao năm dài. Trong những ngày cuối tháng tư này, mọi việc đều trở nên dễ đoán khiến mọi người giống con ma trơi vì biết trước mọi cái của ngày hôm sau, như bài diễn văn chưa nghe đoạn đầu mà đã hiểu được phần kết thúc. Lẽ nào, trời cứ nắng mãi? Một cơn mưa rào là cần thiết để để đem đến cái tươi mới cho đất nước này. Thế nhưng, cơn mưa rào vừa đổ xuống ngày hôm qua lại ở một nơi rất xa, tận vĩ tuyến 38, làng Bàn Môn Điếm, bán đảo Triều Tiên. Cú vượt biên ngoạn mục của Kim Jong Un vào lãnh thổ Hàn Quốc ngày 27/4 vừa qua chưa biết dự báo được điều gì nhưng chắc chắn đó là làn gió mới giữa bầu trời ngột ngạt khiến cho nhiều người Việt cứ phải “ước gì…”, rồi đến “giá như…”. Nếu năm 1950, Bắc Triều Tiên “giải phóng” hoàn toàn Hàn Quốc theo cái cách của Việt Nam kéo theo cái chết của vài triệu người thì đến 1953, vĩ tuyến 38 được tái lập như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Các đời “vua” t...

LẠC LỐI GIỮA RỪNG NA UY

“Rừng Na Uy” là một tác phẩm văn học của nhà văn Nhật Bản, Haruki Murakami, viết về thế hệ thanh niên Nhật vào những năm 1960 sau khi ánh hào quang của Đế quốc Đại Nhật Bản đã vụt tắt từ 1945. Họ là những chàng trai và các cô gái tuổi đời từ 17 – 22 loay hoay đi tìm ý nghĩa cuộc đời giữa một xã hội đã hoàn toàn thay đổi sau chiến tranh. Lang thang trên những bước chân vô định giữa Tokyo màu tuyết trắng, đắm say trong tình yêu, bế tắc và tuyệt vọng đan quyện vào nhau, các nhân vật của Rừng Na Uy dường như không đủ kiên nhẫn để chờ đợi sự thanh tịnh của kiếp người mà vội vã tìm đến sự giải thoát bằng những giọt máu vương vãi. Chỉ còn lại Toru Wanatabe, 20 năm sau, phiêu bạc đến nước Đức. Từ trong một ngõ ngách nào đó của thành phố Hamburg, bài hát “Norwegian Wood” của John Lennon và nhóm The Beatles vang lên khiến nhịp chân Toru Wanatabe chợt chùn xuống, lặng lẽ. Kỷ niệm êm đềm và cuộc tình xa xưa bỗng thoáng hiện về, vừa lãng mạn vừa khổ đau. Một số thanh niên Nhật Bản vào những năm 196...

ĐÊM MƯA THÁNG TƯ

Đêm qua, trời đổ cơn mưa. Những hạt mưa không hẹn bất chợt rơi xuống vào giữa mùa nóng tháng tư giống như cuộc tình đã lỡ từ kiếp nào lại bỗng hiện về. Gió vờn theo mưa, khẽ rung cành lá, trông giống như cánh bướm bay lượn vào một đêm xuân. Mùa gió tây nam năm nay đến sớm, thổi ngang qua Sài Gòn, làm dịu cái oi ả cho những buổi trưa hè. Năm nay, tháng tư không nóng bỏng lắm. Mây xám ùa về, giăng kín cả bầu trời, che chở cho những ngày tháng tư. Ánh nắng chói chang từ phía trên cao dường như đã lỡ hẹn với người Sài Gòn. Thời tiết quả thật khó đoán, không hẹn mà đến, đã hẹn lại không đến, đỏng đảnh như bóng dáng người yêu từ mối duyên đầu, đã phôi pha vào một thuở đã xa: Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé. Để lòng buồn, tôi dạo khắp quanh sân. Ngó xuống tay điếu thuốc cháy lụi dần. Tôi nói khẽ: Gớm! Sao mà nhớ thế! (Hồ Dzếnh) Đêm mưa tưới mát ngày nắng, giống như vẻ rạng rỡ thoáng qua chốc lát trên gương mặt nhiều sầu đau, khiến cái tĩnh lặng của đêm tối bỗng mát dịu, đất trời ngào...

THỜI GIAN TRÔI VỀ NƠI VÔ TẬN

Hình ảnh
Các nhà khoa học Mỹ và Úc gồm Perlmutter, Riess và Schmidt nhận giải thưởng Nobel vật lý năm 2011 về sự tăng tốc giãn nở của vũ trụ đang tiến hóa. Theo đó, đến năm thứ 10^(40) (năm thứ mười ngàn tỉ tỉ tỉ tỉ) thì vũ trụ sẽ vô cùng to, tiếp tục tăng tốc giãn nở và chỉ còn lại các lỗ đen do các thiên hà hết năng lượng phát sáng, các sao bị hút dần về tâm do sự hấp dẫn. Đến năm (10^10)^120 (cách gọi là: 120 lần liên tiếp chữ mười tỉ) thì các lỗ đen bốc hơi toàn bộ theo cái cách mà Stephen Hawking đã tiên đoán. Nếu đem con số tiên đoán (10^10)^120 năm so với 13,7 tỉ năm tuổi vũ trụ, kể từ Big Bang đến nay, thì quả thật vũ trụ chưa đạt đến tầm sơ sinh của một kiếp con người. Thế nên, với toàn bộ những gì mà loài người ngắm nhìn vũ trụ trong vòng 100 năm nay thì thời gian và không gian sẽ là vĩnh hằng nếu lý thuyết trên là hợp lý. Kết quả này cũng là câu trả lời thay cho Đức Phật khi, ngày xưa, 2500 năm trước, tại Ấn Độ, một vị sa môn (người theo đạo Bà La Môn khi đó) gặp và nói với Đức P...