Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2018

MÀU CỦA TẾT

Ánh trăng đang mờ dần trên nền trời đêm để nhường chỗ cho sắc màu ngày tết. Giữa hai lần tết, dương lịch và âm lịch, là khoảng trống của thời gian. Bắt đầu một việc gì cũng dở mà kết thúc một phần việc cũng không xong. Vừa hối hả vừa chờ đợi, cứ như chỉ còn mỗi một việc phải làm là ngóng trông ngày tháng qua mau. Ngày xưa, trong những ngày giáp tết, muôn vạn sắc màu đã vương ra khắp lối ngõ. Tiếng nổ giòn tan làm xác pháo rơi rụng tả tơi, nhuộm một màu đỏ thắm khắp hè phố, báo hiệu ngày xuân đã cận kề. Nhà nhà, nhất là trong các con hẻm nhỏ, mọi người quây quần bên bếp lửa hồng, chuẩn bị các tàu lá chuối xanh mượt để gói những đòn bánh tét cùng các loại thực phẩm khác dành cho những ngày tết như thịt kho tàu, dưa hành, củ kiệu,… Hoạt cảnh này được gói gọn trong một câu ca dao: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Đến sau này, khoảng lặng của những ngày giáp tết đã trở nên lãng mạn hơn và đi vào thi ca cùng mấy vần thơ của Mường Mán: Tháng chạp về rồi bé ...

TRẬN BÓNG ĐÁ NGÀY GIÁP TẾT

Thật kỳ lạ, chỉ một “game” từ một trận đá banh mà khiến mọi người bỗng dưng khác thường. Chiến thắng luôn ngọt ngào, niềm vui sướng là tất yếu, bỗng nhiên lại đạt tầm thành sự cứu rỗi cho cả một đất nước. Tuy nhiên, dường như, người ta chỉ biết đến chiến thắng của mình mà chưa hiểu nhiều về đối thủ. Ông bà đã từng nói “biết người biết ta” đó sao! Nhật Bản chỉ mang đến đội U.20, Qatar thử nghiệm một số vị trí cho đội tuyển tại vòng chung kết World Cup,… Thế nên, “tự hào” quá mức hay “U.23 Việt Nam đạp nền bóng đá châu Á dưới chân mình” thì quả thật lạ lùng đến mức ngạo mạn. Có đất nước nào bỗng phát cuồng tập thể chỉ vì U.23 giành chiến thắng? Có người nói rằng: niềm tự hào vì chiến thắng trong thể thao lại thuộc về các quốc gia kém phát triển và tỉ lệ nghịch với văn minh. Đạt được đỉnh cao là khó mà duy trì phong độ lại càng khó hơn. Thể thao khác chiến tranh, thắng thua là chuyện thường, thắng không kiêu bại không nản, quan trọng là chiến thắng chính mình. Tất cả chỉ vì niềm vui. Dù...

SÀI GÒN – KHI CHIỀU ĐÃ TẮT MÀ ĐÊM CHƯA VỀ

Hình ảnh
Vào những buổi chiều tối mát dịu, tôi muốn chạy xe loanh quanh Sài Gòn để tìm chút thi vị. Mặc dù rực sáng dưới ánh đèn, Sài Gòn vẫn để lại cảm giác ngột ngạt trong bầu không khí đầy khói bụi được nêm chặt bởi dòng xe chen chúc. Sài Gòn là từ để chỉ 11 quận nội thành dạo xưa hoặc là nhỏ hơn nữa, chỉ còn quanh quận 1, dưới thời Pháp thuộc. Các quận huyện có tên chữ (kể cả quận 9 và 12) đều thuộc tỉnh Gia Định. Sài Gòn hiện giờ có lẽ đã to hơn nhiều, không biết đâu là bến bờ, giống như tấm lòng bao dung của người Sài Gòn xưa vẫn đang dang rộng đôi tay. Cho đến nay, Sài Gòn đã trải qua 320 năm thăng trầm với một lịch sử nhiều gian khó. Tôi đã sinh ra và lớn lên ở nơi đây, đã gắn bó với mảnh đất này và không nghĩ vào một ngày nào đó phải chia xa. Mỗi con người đều có một quê hương để yêu, để nhớ về. Thuở còn bé, “Sài Gòn Năm Xưa” của Vương Hồng Sển là sách gối đầu gường cùng những câu chuyện kể về lớp người đi trước bằng một chất giọng đơn sơ, mộc mạc đến lạ thường, như người ch...

ÂM LỊCH

Hình ảnh
Âm lịch là một hệ thống lịch rất phức tạp vì sử dụng đồng thời hai chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lẫn chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Hai bài viết trên blog từ đầu năm 2017 có thể gây ra khó hiểu về. Hơn nữa, các bài viết trên mạng internet về âm lịch cũng rất phân tán, gây nên sự khó khăn cho những ai muốn tìm hiểu về nó. Do đó, tôi viết lại về “âm lịch” sao cho rõ ràng và có hệ thống hơn. Âm lịch ban đầu ra đời tại các vùng sa mạc, nơi mà chỉ các dòng sông là nguồn sống cho người dân. Âm lịch góp phần tiên đoán các quy luật dòng triều trong việc đánh bắt thủy hải sản. Thời gian quay đúng một vòng của Mặt Trăng quanh Trái Đất là 27,5 ngày. Trong khi đó, Trái Đất vẫn quay quanh Mặt Trời nên làm cho thời gian từ mùng 1 âm lịch này đến mùng 1 âm lịch sau là 29,53 ngày. Mùng 1 âm lịch gọi là “trăng mới” là thời điểm Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất theo thứ tự gần thẳng hàng nhau nhất. Tuy nhiên, ứng với các tháng mùa đông, Trái Đất vào cận điểm trên quỹ đạo q...

NHỮNG XÁC CHẾT VÌ CHỦ

Hạnh phúc không bao giờ được san sẻ đồng đều cho mọi người. Có người may mắn, có kẻ không may. Buổi sáng ngày 23/10/2016, tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông, một nhóm công nhân của công ty Long Sơn, chừng 30 người, được trang bị vũ khí, gậy gộc, kiêng chắn, đã được huấn luyện bài bản, lao vào khu vườn của người nông dân Đặng Văn Hiến, đập phá tài sản, hủy hoại vườn cây, san ủi nhà cửa. Để bảo vệ tính mạng và tài sản của mình, anh Hiến đã dùng súng tự chế bắn chỉ thiên nhưng không thể ngăn được sự điên cuồng của nhóm người đã biến thành ác quỷ. Trong trạng thái tinh thần không bình thường, anh đã bắn thẳng và để lại 3 xác chết. Anh Đặng Văn Hiến, với sự động viên của những người nông dân khác, đã đầu thú để “hưởng sự khoan hồng của pháp luật”. Thế nhưng, luật pháp đã không độ lượng, luật pháp đã không khoan dung, luật pháp đã không từ bi, đã không tha thứ, luật pháp được điều khiển bởi những con người không nhân từ và trao cho anh bản án “tử hình” trong phiên tòa sơ thẩ...

HUẾ 2018 - TIẾNG VỌNG TỪ QUÁ KHỨ

Hình ảnh
Viết về Huế thường là những nỗi buồn hay hoài niệm. Mà kỳ thực, Huế và Đà Nẵng chỉ cách nhau chưa tới 100km nhưng một thành phố gợi nhớ dĩ vãng đau thương, thành phố kia lại hướng vào tương lai năng động, mặc dù có những việc không hay gần đây.   Một vài người bạn muốn tôi sưu tập tài liệu để viết về niềm vui hay hy vọng cho Huế. Thật là khó vì 2018 là kỷ niệm 50 năm đau thương của thành phố này trong những ngày Tết Mâu Thân 1968. Nhiều tờ báo đăng tin “chiến thắng” 1968 tại Huế như một bước ngoặt thần kỳ trong cuộc chiến. Tôi buồn cho những bản tin như thế này vì nó không bao giờ đề cập đến mất mát đau thương mà người Huế hay cả người dân miền Nam phải gánh chịu trong những ngày tháng 2/1968. Đành rằng trong chiến tranh mọi việc tồi tệ nhất đều có thể xảy ra nhưng người ta đã có thể trở nên vô cảm vì dư vị chiến thắng đã quá xa xăm. Ngày 31/01/1968, tôi ở Sài Gòn. Những ký ức kinh hoàng trên đường phố của đứa bé 5 tuổi vẫn còn đọng lại. Viết về Huế của năm 1968 hay 2018 t...