Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2018

MỘT ĐÊM MƯA

Như trọn một vòng luân hồi, những hạt mưa, được thoát thai từ trong đêm hè oi ả, quay về phủ kín ánh sao. Lại đến một mùa mưa. Tự hỏi lòng mình, mấy mùa mưa nữa còn kịp kéo về? Nhìn ngắm những hạt mưa nhẹ bay trong đêm, cứ ngỡ thời gian đang lẻ bước quay về. Từ trong ký ức tuổi thơ ngây, vẫn là những con đường xưa thân quen, đến mùa thay lá, đong đầy tiếng chim ca. Một lối nhỏ quanh co, nằm trơ cùng mưa nắng, bỗng phủ đầy lá me bay trong chiều trở gió. Con phố êm ả từ dạo xa xưa ấy, mỗi khi mưa về, nước dâng tràn, bong bóng vỡ đầy tay. Những con đường trải dài đến bất tận mà cả vạn ngàn lần ngang dọc bước qua từ những ngày xa vắng, đã hằng sâu vào trong giấc mộng ban đầu, không thể phôi pha. Tiếng tí tách đều đều của hạt mưa khẽ chạm mái hiên nhà nghe giống như tiếng ai nức nở trong đêm tối. Hãy lắng nghe từ phía thinh không tiếng ai than thầm lẫn lời ai oán từ nơi xa xa vọng lại. Bao giờ cũng vậy, mỗi khi những hạt mưa đêm lặng lẽ rơi xuống là những nỗi buồn vu vơ bỗng dưng kéo về...

NHỮNG CON ĐƯỜNG PHẬT GIÁO

Hình ảnh
Phật Giáo vốn thoát thai từ Bà La Môn vào thế kỷ VI TCN tại miền đông bắc Ấn Độ. Mảnh đất tâm linh huyền bí này đã cho ra đời rất nhiều quan niệm khác nhau về thế giới. Trong đó, Phật Giáo là một tôn giáo không tồn tại Thượng Đế và Đức Phật chỉ là người dẫn đường mang phương pháp tu tập cho muôn người tìm đến Giác Ngộ. Vào lúc gần nhập diệt, khi còn ở kinh thành Vệ Xá, Đức Phật đã nói với Ananda: “Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho chính mình! Hãy nương tựa nơi chính mình! Dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn! Dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa! Đừng tìm đến một nguồn ánh sáng hay chỗ nương tựa nào khác”. Kể từ đó, tùy tâm nhận thức Chánh Pháp của mỗi người mà lời giảng của Đức Phật được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Hơn nữa, khi được lan rộng ra khắp nơi, sự giao thoa với các nền văn hóa khác và cùng những bước thăng trầm của lịch sử, Phật Giáo đã hình thành nhiều con đường để đạt Giác Ngộ.   Sau 100 năm kể từ khi Đức Phật nhập diệt (khoảng năm 450TCN), ở lần kết tập thứ ...

LỄ VESAK NĂM 2562 PHẬT LỊCH

Hình ảnh
Những ngôi chùa tôn nghiêm bị đập phá, những nhà thờ cổ kính bị bức tử bằng lệnh cưỡng chế khiến tôi không khỏi nhớ đến bài hát “Này em có nhớ” của Trịnh Công Sơn: Chúa đã bỏ loài người Phật đã bỏ loài người Này em, xin cứ phụ người… Tôi thích hình ảnh các tổng thống Mỹ, khi tuyên thệ nhậm chức, đặt tay lên quyển Thánh kinh. Tôi thích hình ảnh các cầu thủ bóng đá, sau khi ghi bàn, làm dấu thánh hoặc là quỳ mọp xuống hôn miếng đất. Tài năng đích thực của họ là vậy nhưng họ vẫn nghĩ là nhờ may mắn, nhờ một chút ơn trên. Trong khi đó, rất nhiều người bạn quanh tôi, trên đường đi tới, được trợ giúp từ gia đình, bạn bè, từ nhân viên của mình bằng mọi biện pháp có thể hay thậm chí nhờ vào sự bất bình đẳng xã hội mà có. Thế nhưng, sau khi đạt danh vọng, họ thường phủ nhận mọi thứ và nghĩ là chỉ duy nhất tài năng tuyệt vời đã tạo nên sự phi thường. Thế nên, tâm linh là một yếu tố không thể thiếu góp phần cứu rỗi con người. Phật giáo Bắc tông (Đại thừa) xưa kia nương theo văn hóa tâm li...

DƯỚI ÁNH ĐÈN

Chỉ còn lại vài ngày nữa thì năm học sẽ kết thúc. Tôi sẽ có những ngày hè thư thả sau khi hoàn tất một vài công việc cuối cùng. Sinh viên cũng sẽ bước vào kỳ thi cuối khóa trước khi có những chuyến đi xa hoặc là những ngày nghỉ dài. Chúc các sinh viên của tôi hài lòng và hớn hở sau mỗi bài thi. Mười năm trước, trong một lần ngồi cà phê tối tại thành phố Vinh, sau một buổi hội nghị khoa học, một bậc đàn anh trong nghề, đến từ nơi xa, đã nói với tôi thế này: “Tân à, anh dạy vật lý đã 40 năm. Sau khi nghỉ hưu rồi, vài năm sau, mới ngộ ra rằng mình đã chưa từng dạy vật lý!”. Tôi muốn đem điều này cùng những phân tích về cho các đồng nghiệp tại trường nhưng sao mọi thứ lại khó đến thế. Dường như, điều hay, vẻ đẹp của môn học cũng tương tự như giáo lý Phật Giáo vậy, chỉ có thể ngộ ra để thấu hiểu mà không thể truyền đạt được. Kể từ đó, tôi đã phải làm việc rất nhiều cho những buổi đứng lớp. Dưới ngọn đèn huỳnh quang treo trên bảng, cứ ngỡ mình là người nghệ sĩ đang vào một suất diễn để t...

TÂY NAM BỘ - QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI

Hình ảnh
Đã lâu rồi, tôi không có dịp trở về miền tây nam bộ để ngắm nhìn cánh đồng trải dài bất tận giữa mùa lúa mới. Chẳng biết được con sông lượn lờ uốn khúc từ thuở nào, giờ đây, có còn êm ả, hiền hòa như những năm xưa. Tây Nam bộ xưa kia là một vùng đất hoang vu mà chủ nhân của nó là người Môn và Khmer. Nhu cầu bành trướng lãnh thổ của xứ Đàng Trong và những rối loạn chính trị ở Trung Quốc khiến cho người Việt và người Hoa đến lập nghiệp dài lâu ở vùng đất này từ thế kỷ XVII. Nếu người Việt đến miền tây nam bộ là những lưu dân mưu tìm đất sống hoặc là các binh sĩ không còn chốn dung thân thì chừng vài chục ngàn người Hoa ào ạt đến đây theo ba hướng: hướng của Mạc Cửu đến Hà Tiên, Dương Ngạn Địch đến Mỹ Tho và Trần Thượng Xuyên đến Cù Lao Phố (Biên Hòa). Họ đến bằng những chiếc tàu theo ba hướng khác nhau nên người Việt nam bộ thường gọi họ là Ba Tàu. Các nhóm dân tộc khác nhau, gồm Việt – Khmer – Hoa – Chămpa, cùng chung sống hiền hòa trong cảnh êm đềm miền sông nước nam bộ. Người V...