Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2019

TỪ GIÃ 2019

Sài Gòn, những ngày cuối năm, tiết trời se lạnh. Những chiếc áo ấm khoác vội lên người vào lúc bình minh vừa đến dường như báo hiệu ngày tháng chỉ còn lại đầy vơi. Những đêm dài theo nhau lướt qua mau, nhọc nhằn trên vai, 2019 đang lui dần vào dĩ vãng. “Trong khi ta về lại nhớ ta đi”, từ giã một năm khiến lòng người bỗng bâng khuâng. Năm tháng qua đi, buồn vui ở lại. Giữa bóng đêm thăm thẳm những khi trời vào tối muộn, một ánh mắt, một nụ cười từ những năm xưa khiến người ta không muốn từ biệt một ai. Thời gian cứ như ngọn gió vô tình miên man thổi ngang qua, chợt đến rồi đi. Giữa cái khô hanh của tiết trời êm ả, ngày mưa tháng nắng vẫn đong đầy. Khẽ khép hờ đôi mắt, cứ ngỡ mình đang tái sinh vào chốn thần tiên, nơi mà những cuộc vui vẫn chưa tàn. Đêm còn dài, rượu vẫn nồng và bạn còn mãi bên tôi. Chợt nhớ đến mấy vần thơ Bùi Giáng: Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc  Nào ngờ đâu còn ở mãi đến hôm nay. Đường đi khó nên người đi không trọn. Đồi núi gập ghềnh nên mệt nhoài c...

VÀI CẢM NGHĨ CUỐI NĂM 2019

Thế giới bước vào thế kỷ XXI không trở nên “phẳng” như nhiều người đã từng tiên đoán mà là một thế giới được định hình bởi những “điểm kỳ dị”. Những điểm kỳ dị này chi phối gần như toàn bộ mọi ngõ ngách cuộc sống con người. Một dòng tweet của Trump có thể làm thị trường chứng khoán toàn cầu nhảy twist. Chữ ký nhẹ nhàng của tổng thống Mỹ có sức mạnh kỳ lạ khiến cho lễ Tạ Ơn Thanksgiving vào dịp cuối năm 2019 trở nên ấm áp hơn cho gần 7 triệu người Hong Kong. Hay là, một lời nói bóng gió của một “điểm kỳ dị” nào đó mà hàng triệu người phải lầm than, thậm chí gieo rắc cái đói lẫn cái chết. ------------------ Tuổi 20 luôn tuyệt đẹp, đầy sức sống, sáng tạo. Hầu hết các giá trị khoa học, nhân văn, chính trị, xã hội của nhân loại đều được thực hiện ở lứa tuổi 20. Albert Einstein lần đầu tiên bảo vệ "thuyết tương đối" của mình khi tuổi đời chỉ vừa 24. Alexandre Yersin thực hiện quyết định quan trọng nhất đời mình, gắn bó mãi mãi với xóm Cồn, Nha Trang, khi chỉ 27. Các ủy viên hội...

TẠO HÓA ĐÃ CHO THẾ GIỚI MỘT VẺ ĐẸP

Hình ảnh
Không gian thực tế là ba chiều hay là tạo hóa chỉ trình diễn ba chiều để con ngưởi thể nhận thức được không gian? Khả năng nhận thức của con người về thế giới, cho đến giờ đây, có lẽ, chỉ là một phần nhỏ bé so với cái vô thủy vô chung của tạo hóa. Đành rằng, một phần nhỏ bé không thể đại diện được cho toàn bộ, như một câu châm ngôn “một nửa sự thật không bao giờ là sự thật”, nhưng cũng đủ tạm hài lòng để giải thích sự tồn tại nhỏ bé của chính mình trong vũ trụ bao la, tương tự như nắm lá rừng trong tay Đức Phật 2600 năm trước. Ngày xưa, Đức Phật có nói, đại ý thế này: “Pháp là vô lượng, là vô cùng như toàn bộ lá cây rừng. Điều mà ta giảng, điều mà chúng sinh có thể ngộ được, chỉ như là nắm lá trong bàn tay. Thế nhưng nắm lá trong bàn tay này làm cho con người đạt đến giác ngộ, hướng đến cõi Niết Bàn”. Nắm lá trong tay Đức Phật đang dần to lên nhưng, có lẽ, không bao giờ gom được toàn bộ lá của khu rừng. Tạo hóa chỉ trình diễn những điều mà người ta có thể thấu hiểu. Từ ngàn xưa, ...

TƯỞNG NIỆM

Tôi đang nghe “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ”, bài hát mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác vào năm 1976 theo thể loại ví dặm, nhiều luyến láy từ âm hưởng của xứ Nghệ Tĩnh, trong làn điệu dân ca Bắc bộ. Giá chi quê hương êm ả như những vần thơ được thả ngang sông của bài hát. Hàng trăm đóa hoa tươi thắm được rải xuống thành phố Essex cùng những buổi tưởng niệm được tổ chức bởi những người xa lạ tại nước Anh xa lạ với những slogan “No human is illegal” hay “Migrants and refugees welcome here”. Thế nhưng, những gì đã xảy ra ở Essex không thể so sánh được với nỗi kinh hoàng mà hàng trăm ngàn, thậm chí vài triệu, người Việt đã phải trải qua giữa biển khơi trong những năm 1975 – 1985. Không bao giờ có tưởng niệm và không được phép tồn tại trong ký ức con người. “Không ai là bất hợp pháp, không ai là thù địch – Mọi người được chào đón, mọi người được trân trọng” xem ra còn quá xa vời.

NẾU TRỌNG LỰC LÀ MỘT SỐ KHÁC…

Hình ảnh
Thật khó để định nghĩa sự sống và nguồn gốc sự thông minh theo một cách khác. Trong số chừng 5.000 hành tinh mà NASA phát hiện được cho đến nay thì chỉ vài hành tinh có điều kiện về nhiệt độ và khối lượng tương tự như Trái Đất. Nếu kể thêm quang phổ bức xạ từ Mặt Trời của nó đến hành tinh nữa thì loài người vẫn còn quá lẻ loi, hay nói cách khác là duy nhất, trong vũ trụ bao la. Hàng tỷ tỷ tỷ sự kiện, cả ngẫu nhiên lẫn tất nhiên, đã xảy ra từ 13,7 tỷ năm, dường như chỉ nhằm mục đích duy nhất là tạo ra loài người, mà nếu thiếu đi chỉ một sự kiện nào đó thì loài người đã không thể xuất hiện hoặc đã tiến hóa theo một hướng rất khác. Một nhà khoa học từng đã nói, đại ý thế này: “Nếu cho vũ trụ khởi thủy lại từ đầu thì không thể nào xuất hiện được loài người như thế này thêm một lần nào nữa”. Vô số điều kiện để sự sống có thể xuất hiện. Chẳng hạn, hành tinh phải tồn tại một lượng khổng lồ nước dạng lỏng. Nhiệt độ vừa phải và ổn định trong ít nhất vài trăm triệu năm. Hành tinh phải được bảo...

ĐÊM SÀI GÒN

Đêm nay, Sài Gòn dịu mát. Gió đẩy đưa, mang nỗi niềm viễn xứ. Mưa hạt nhỏ, long lanh dưới ánh đèn đêm. Giữa bóng tối bao la, hãy mơ về những ngày nắng dịu. Từ trong ngõ vắng đìu hiu, bỗng vang lên một khúc nhạc buồn. Đêm nay, dòng đời trôi chậm nên ngày chưa đến. Đêm chưa qua nên ấp ủ mộng thường. Đêm thanh bình. Đêm mơ hoa thắm. Đêm e ấp hương xưa. Đêm nay, nghe lại một tiếng đàn. Tiếng guitar nhẹ nhàng lướt qua màn đêm. Có khi vút cao đến mây trời, có khi chùng xuống một cung trầm, đượm nỗi buồn khôn khuây. Đời người, là chiếc thuyền nan, lênh đênh giữa dòng, trôi về miền viễn xứ xa xôi.

HONG KONG VÀ TIMOR LESTE

Nếu Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,4 tỷ con người thì Indonesia, 260 triệu dân, đứng hàng thứ 4. Tỷ lệ về mặt dân số của Timor Leste (Đông Timor) so với Indonesia và của Hong Kong so với Trung Quốc là cùng cở nhau, khoảng chừng 1/200, giống như con châu chấu được đặt kề bên chiếc xe tăng thật to. Thế nhưng, họ (người Timor Leste và Hong Kong) vẫn hiên ngang, không biết cúi đầu, và đã để lại những giá trị tuyệt vời. Timor Leste và Hong Kong tuy cách xa nhau về mặt địa lý, khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ,… nhưng lịch sử đã để lại cho hai miền đất này những số phận tương đối giống nhau. Từ thế kỷ XIX, người Hà Lan đã áp đặt quyền cai trị lên toàn bộ lãnh thổ Indonesia chỉ trừ một nửa của một hòn đảo nhỏ, có tên Timor, nằm lọt thỏm giữa hệ thống quần đảo rộng lớn nhất thế giới này. Bởi vì, từ trước đó, vào thế kỷ XVII, người Bồ Đào Nha đã đến nơi đây nhưng với lực lượng ít và không đủ mạnh, họ chỉ hiện diện ở phần phía đông của đảo Timor, mà diện tích chừng bằng tỉnh ...

NHÂN CÁCH NHỮNG CON NGƯỜI

Những cơn mưa nối tiếp nhau đưa Sài Gòn vào thu. Đêm nay, trời trở gió và mưa từng cơn nặng hạt kéo về khiến cho hoa lá tả tơi. Có bao giờ những chiếc lá mùa thu rơi rụng vào giữa đêm giông bão để chỉ còn lại duy nhất một chiếc lá cuối cùng? Behrman, nhân vật trong một truyện ngắn của O. Henry, nhà văn người Mỹ, là một họa sĩ già cộc cằn, bất tài, cả đời chỉ chuyên ngồi làm mẫu mà lại mơ mộng thực hiện một bức tranh kiệt tác để lại cho đời. Vào cuối mùa thu những năm 1890, ở làng Greenwich, thành phố New York, trời mưa như trút nước. Cô họa sĩ Johnsy bệnh viêm phổi nặng, đờ đẫn nhìn ra ngoài song cửa sổ, đếm ngược số chiếc lá còn sót lại trên cành, bám vào bức tường phía sau, “6, 5, 4, 3,…” và tin chắc rằng cuộc đời mình sẽ kết thúc khi cây không còn một chiếc lá nào. May thay, còn có lão già Behrman. Vào một đêm mưa xối xả và cũng là đêm định mệnh, Behrman đã loay hoay trèo lên bức tường phía sau đó, cố hoàn thiện kiệt tác duy nhất của đời mình. Đó là “chiếc lá cuối cùng”. Cơn mưa đ...