Bài đăng

HUẾ NGÀY XƯA

Tôi đến Huế khi trời đã vào tối muộn trong những ngày giáp tết. Giữa cơn mưa dai dẳng và tiết trời buốt giá như xé nát làn da, Huế đượm buồn một nỗi niềm miên man. Những hạt mưa lất phất bay, cuốn nhẹ theo chiều gió, được soi chiếu bởi ánh đèn xe ngược sáng, trở nên long lanh hơn. Giữa phố đêm lạnh tê tái, ngọn đèn vàng mờ tỏ trên cao không đủ xua tan bóng tối, một nỗi buồn man mác chiếm lấy lòng người. Nỗi buồn từ cả ngàn năm trước để lại, vang vọng theo nhịp thăng trầm và biến động của lịch sử. Vào thành phố từ hướng nam, con đường dường như dẫn về một thời dĩ vãng đã xa. Huy hoàng và đau thương quyện lấy vào nhau khiến cho Huế mang nhiều sắc thái tương phản, vừa kiêu kỳ vừa u ẩn, bên dòng sông Hương hiền hòa chảy ngang qua.   Bờ nam sông Hương là khu đô thị sầm uất, được hình thành từ hơn 100 năm trước. Cạnh bên những con đường to rộng là dấu vết của một thời thuộc địa, mà đến nay đã Việt hóa gần như hoàn toàn. Rất khó để tìm thấy phong cách Pháp còn sót lại ở thành phố Huế. Vượ...

CHUYỆN MƯA NẮNG

Sài Gòn đang bước vào những ngày nắng. Một chút dư vị nào đó còn đọng lại khiến cho buổi sáng tiết trời dịu mát, tôi thường hay ngồi café với mấy anh bạn già. Chúng tôi nói với nhau, chia sẻ lẫn nhau qua những mẩu chuyện. Từ ước mơ năm xưa còn dang dở cho đến niềm vui nho nhỏ lúc bây giờ. Cả đến tin thời sự cũng được mang ra tán gẫu như cuộc xâm lăng của Putin vào lãnh thổ Ukraine hay biểu hiện của thứ “văn hóa mới” đã định hình trên đất Việt,… Cuộc sống đang dần trôi qua và chúng tôi bình thản chờ đợi một ngày mới. Tôi đang tập cho mình một thói quen. Sau khi đứng lớp xong là đi ngay ra quán café vì, chỉ sau vài tháng nữa, đó sẽ là nơi mà tôi thường lui tới hơn là lớp học. Mọi thói quen nào đó được hình thành bao giờ cũng cần một khoảng thời gian nhất định để tập tành. Tôi không muốn trở thành một ông giáo già “sáng xách cặp đi, chiều xách cặp về”, chiếm một cái bàn ở một góc nho nhỏ nơi phòng làm việc của người khác. Xưa kia, nếu trời mang thêm một chút nắng, nếu trời gieo thêm mấy h...

LỄ VESAK NĂM 2023 - PHẬT ĐẢN LẦN THỨ 2647

Ngày xưa, người ta không biết đến giấy khai sanh. Các bộ lịch rất phức tạp và không được phổ biển như hiện nay nên hàng dân dã rất khó tính toán được ngày tháng. Thế nên, ngày ra đời thật sự của Chúa hay của Đức Phật vẫn còn là điều đang tranh cãi. Đối với dương lịch, xác định gần đúng một tháng thì tương đối dễ vì tháng phụ thuộc vào thời tiết (nóng, lạnh hay mưa,…). Thế nhưng, để xác định chính xác một ngày trong tháng thì không thể thực hiện nếu trong tay không có được bộ lịch. Xưa kia, người ta chỉ biết được ngày tháng thông qua các lệnh từ triều đình. Mặc dù, trước khi Chúa ra đời vài chục năm, hoàng đế La Mã, tên là Ceasar, đã ban hành bộ lịch Julius, gần giống với dương lịch hiện đại. Đối với âm lịch, xác định một ngày trong tháng thì dễ dàng vì chỉ cần nhìn độ sáng của Mặt Trăng là được. Thế nhưng, không thể biết lúc đó là tháng nào trong năm. Âm lịch của người Hồi Giáo mỗi năm có 12 tháng. Tuy các bộ lịch Hindu rất đa dạng và phức tạp nhưng đều có tháng Vaisakha (còn gọi là th...

ẢO ẢNH

“Đến cuối cùng, ai cũng cần một người thương” là tập truyện ngắn của tác giả Én và Thích A Tèo hiện đang được bày bán trên các giá sách. Đó là những mẩu chuyện vụn vặt, chuyện đời thường, nhớ nhung rồi tiếc nuối,… của các chàng trai và các cô gái vào thời buổi zalo, messenger. Không thể so sánh được các câu chuyện tình khác nhau từ các cuốn sách hoặc vào các thời đại khác nhau. Xưa kia, trong một mối tình là cả một một thế giới bao la với những sắc thái muôn màu của cuộc sống. Chiến tranh, đợi chờ, đau thương, hạnh phúc… đã viết lên những câu chuyện tình lãng mạn. Thậm chí, mối thù truyền kiếp ngàn đời cũng để lại một mối tình bất diệt (như truyện Roméo và Juliette) hoặc một lý tưởng cao vời nào đó cũng có thể chen vào và chi phối tình yêu (như “trái tim anh chia làm ba phần tươi đỏ,…”).   Tôi thích tựa đề của cuốn sách vì đó là một câu văn. Tình thương yêu là bản chất con người hoặc cũng có thể nói đó là món quà kỳ diệu từ tạo hóa. Thế mà, lại có những con người gieo rắc thù hận, ...

NHA TRANG NGÀY VỀ

Tôi đang ngồi bên bãi cát Nha Trang, ngắm nhìn sóng nước nối tiếp xô bờ mà ngỡ là lớp lớp người quen đã đến với đời tôi rồi lặng lẽ ra đi. Tôi đến Nha Trang vội vã sau chuyến đi dài qua nhiều thành phố miền trung và cảm thấy người dân quê tôi sao quá đa đoan và vất vả. Cái nóng cháy da đến khô người, theo ánh nắng mùa hè, đổ xuống những mái nhà cũ nát nằm dọc bên lối nhỏ làng quê. Bên trong các ngôi nhà xiêu vẹo ấy là tiếng khóc của người già hay là nụ cười trẻ thơ? Phận người nhỏ nhen, buồn vui trôi nổi theo dòng đời vô định. Đến bao giờ họ mới có thể tìm được một phần nào đó cái dáng vẻ thư thái pha thêm chút ít kiêu kỳ như những người bạn của tôi trên các trang mạng xã hội? Một ly sinh tố trái cây chất lượng như nhau nhưng có giá khác nhau. Ở Sài Gòn là chừng 60 ngàn đồng, ở ngay trung tâm Huế hay Đà Nẵng là 40 ngàn. Trong khi đó, tại một thị trấn hẻo lánh xa xôi thì nó chỉ vừa 20 ngàn. Thế mới biết, giá trị một món hàng (cũng có khi là một con người) ít phụ thuộc vào chất lượng vốn...

UKRAINE – CUỘC CHIẾN MANG KHUÔN MẶT CON NGƯỜI

Hình ảnh
Mặc dù tôi đã nghe bài hát “Lòng Mẹ”, một ca khúc Ukraine, hàng trăm lần trước đây, mặc dù đoạn video clip chỉ kéo dài vỏn vẹn một phút, mặc dù hình ảnh rất mờ, … thế nhưng khi xem anh lính Ukraine kéo đàn violin giữa chiến hào trong một đêm tăm tối, với phần phối âm từ một chiếc guitar nào đó, khiến lòng tôi không khỏi xúc động. Người lính nằm bên chiến hào, cây súng kề bên, co ro, trong dáng bé bỏng. Tiếng đàn vút lên cao như tiếng lòng nức nở, vòi vĩnh một vòng tay thân thương từ người mẹ đang ở một phương trời rất xa.                                         Anh lính Ukraine kéo đàn violin bên chiến hào :  https://www.youtube.com/shorts/84n7PILvpbc Có người nói rằng, với tiếng đàn ấy, anh lính đang chơi violin trông khá giống với một nghệ sĩ. Tôi bảo rằng: “Không! Dứt khoát không! Hoàn toàn không đúng!”. Bởi vì, anh ta đích thực là một nghệ sĩ tài hoa, một tay ...

HOÀI NIỆM VỀ TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Một lối đi nhỏ nằm dọc bên khu A dẫn từ phòng làm việc đến lớp học đã trở nên thân thiết sau nhiều năm qua lại. Đoạn đường thẳng tắp, không dài nhưng đủ để lưu lại những kỷ niệm khó phai với lớp lớp ngày tháng đan xen giống như những vòng đời được chồng lên nhau. Cây hoa sữa, cái miếu “trơ gan cùng tuế nguyệt” trông như hòn vọng phu hóa đá đứng đợi không biết tự bao giờ. Bên cạnh đó là những băng ghế đá học trò, chỉ được mang đến sau này, khiến cho lối đi thêm phần tươi mới.   Như một cánh hoa pensée đã phai màu được ép cẩn thận trong trang thơ quyển vở học trò, những khuôn mặt thân thương từ những năm xưa vẫn còn đó, quanh quẩn nơi này, ngang qua lối nhỏ hoặc bất cứ nơi nào. Trước mắt tôi, trong tầm nhìn của tôi, luôn luôn là bóng dáng xuân thì, mãi mãi tuổi 20. Thời gian dường như dừng lại cho dù ngày tháng đã phôi pha khiến cho tôi phải tự hỏi lòng mình: “Tuổi tôi là mấy?”. Nhớ đến mấy câu thơ của Quang Dũng: Em mãi là hai mươi tuổi Ta mãi là mùa xuân xưa. Hãy nhìn ngắm cỏ lá đa...

BỨC TRANH CỦA TÔI

Nghề nghiệp đã cho tôi một khoảng thời gian thư thả để có thể dạo chơi mọi nơi. Trong những ngày hè, tôi như được bước ra khỏi cái gò bó từ khuôn mẫu đạo đức nơi các trường học hoặc thoát được ra bên ngoài cái dáng trịch thượng của một gã trí thức đang ra vẻ khả kính. Thế nên, tôi có đủ thời gian để tìm đến với những cuộc đời bình dị, vẫn đang vất vả lo toan. Từ trong những nơi đó, tôi có thể học hỏi và chiêm nghiệm cuộc sống, vốn nhiều khắc khoải, đầy ấp niềm vui và nỗi buồn bên nhau.   Trong khi đó, những người bạn đồng nghiệp của tôi, những người làm “quản lý”, đang tạo dáng đạo mạo, ngồi nghiêm chỉnh trong phòng máy lạnh để làm việc. Không biết họ đang căng thẳng tính toán những điều gì mà sao chuyện thế sự, chuyện trường lớp, vẫn chưa đến hồi khởi sắc. Giá như giữa tôi và họ được hoán đổi vị trí cho nhau thì, có lẽ, mọi người, mọi thứ, đã trở nên tốt đẹp hơn biết bao nhiêu! Thật vậy, có những chuyện tưởng như không thể tin được nhưng đã tạo ra điều kỳ diệu như chuyện của một “...