Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2020

ARIZONA…. MICHIGAN

“Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” (A Little House on the Prairie) là một bộ phim truyền hình hơn 200 tập được phát sóng lần đầu tiên ở Mỹ từ những năm 1970 và đã được trình chiếu tại Việt Nam chừng 25 năm trước. Bộ phim là một câu chuyện kể về tình cảm yêu thương, về cuộc sống chân thành và hiền hòa giữa những con người để tìm đến hạnh phúc xoay quanh một gia đình giữa nơi hoang dã miền trung tây nước Mỹ vào những năm 1860 – 1880. Thế nhưng, giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp đó, ngày nay, đang mai một dần đi, đang co cụm lại như rút vào nơi trú ẩn và không phải chỉ duy nhất ở nước Mỹ. Từ đầu thế kỷ XX, các chủ nghĩa thay nhau ra đời, công nghệ phát triển đến từng ngõ ngách,… đã định hình phong cách sống mới. Lối sống đạo đức truyền thống cổ điển đã nhường chỗ cho sự tự do, thoả mãn nhu cầu bản năng con người. Một số tiểu bang ở Mỹ cho phép sử dụng cần sa trong giải trí và đã có dự luật hợp pháp việc sử dụng cần sa trên toàn liên bang. Điều này khiến tôi nhớ đến cuộc chiến tranh nha ph...

BẦU CỬ MỸ

Bầu cử tổng thống Mỹ giống như một cuốn phim thriller kịch tính, hồi hộp từ lúc bắt đầu, hấp dẫn đến nghẹt thở, mà cho đến hôm nay (thứ hai 09/11) vẫn chưa đến hồi kết thúc. Rất nhiều người Việt quan tâm đến bầu cử tổng thống Mỹ vì nhiều lý do. Điều quan trọng nhất là nói chuyện về bầu cử hay những vấn đề liên quan đến chính trị ở nước Mỹ xa xôi luôn dễ dàng hơn nhiều so với những điều tương tự ở Việt Nam. Cứ 4 năm một lần, bầu cử Mỹ được chờ đợi như khát khao được sống trong bầu không khí háo hức mà người Việt không hề có. Hệ thống đại cử tri đặc biệt bảo vệ tiếng nói của các tiểu bang nhỏ, giúp nhóm thiểu số không bị pha loãng vào trong thế đa số khiến cho mỗi tiểu bang, thậm chí mỗi người cầm lá phiếu, đều có thể góp phần quyết định vào cơ chế chính trị Mỹ. Mặc dù cả hai ứng viên tổng thống năm nay đều là những người rất lớn tuổi mà nếu ai trong số họ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2021 thì cũng trở thành người tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ. Thế nhưng, họ là hai ...

BƯƠM BƯỚM

Những đêm mưa dài nối tiếp nhau khiến cho đất trời mang màu ảm đạm. Mong cho ngày tháng trôi mau, tiễn biệt 2020, để chờ đón những ngày tươi sáng. Sài Gòn, trong những ngày phủ kín những cơn mưa, tôi lại nhớ về cơn mưa lòng tê tái trong bài thơ “Cô hàng xóm” của Nguyễn Bính từ 80 năm trước mà một đoạn của bài thơ như thế này: Tầm tầm trời cứ đổ mưa, Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm. Cô đơn buồn lại thêm buồn, Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?... Cái “giậu mồng tơi xanh rờn” đặt giữa hai nhà làm chùng bước gã si tình. Thế nhưng, may thay! Lại còn có con bướm. Con bươm bướm đã bước vào thi ca như một người “đưa tin tình yêu” tuyệt vời của “cô hàng xóm”. Con bướm vàng cũng đã hiện diện trong dòng kẻ nhạc. Thế hệ của tôi, 50 năm trước, lũ trẻ con, ai cũng hát bài “Kìa con bướm vàng” được dịch từ bản tiếng Pháp: “Frère Jacques, frère Jacques. Dormez-vous? Dormez-vous?”: Kìa con bướm vàng! Kìa con bướm vàng! Xòe đôi cánh, xòe đôi cánh. Tung cánh bay năm ba vòng, tung cánh bay năm ba vòng....

ÁNH SÁNG

ÁNH SÁNG MẶT TRỜI – NGUỒN SỐNG CÁC SINH VẬT Dù là ngẫu nhiên hay tất nhiên từ vô số các diễn tiến trong vũ trụ, tạo hóa đã định hình sự sống trên Trái Đất có dạng thức như đang hiện hữu. Mọi nguồn sống trên Trái Đất đều đến từ ánh sáng Mặt Trời. Quang phổ Mặt Trời trải dài từ bước sóng ngắn nhất đến dài nhất. Những bức xạ cực ngắn (tia gamma, X, một phần tia tử ngoại), có khả năng đốt cháy các tế bào đều bị giữ lại từ tầng cao bầu khí quyển, đã tạo điều kiện tốt nhất để các sinh vật có khả năng tồn tại và tiến hóa. Phần bức xạ giàu năng lượng nhất trong quang phổ Mặt Trời chỉ nằm trong một dải rất hẹp, từ 0,4 micromet đến 0,76 micromet, được gọi là “ánh sáng khả kiến”. Vùng khả kiến có những tính chất đặc biệt mà bước sóng dài hơn hoặc ngắn hơn không thể có được khiến cho “ánh sáng khả kiến” như một món quà tuyệt vời của tạo hóa để tạo đôi mắt các sinh vật. Mặc dù, những con ong có khả năng nhìn được một phần tia tử ngoại hay loài rắn có khả năng cảm thụ một phần vùng hồng ngoại. Ờ...

SÀI GÒN, NGÀY VÀO MƯA

Sài Gòn đang bước vào những ngày mưa. Tiếng mưa đêm luôn là một thứ âm thanh huyền diệu, đem vào lòng người những cảm xúc xa xôi. Đêm nay, hạt mưa vẫn long lanh như cả ngàn năm trước, lấp lánh giữa đêm như ánh sao băng, làm ướt đẫm bờ vai. Trưa nay, trời đổ nắng gắt. Một mình, chạy xe lang thang đây đó để thưởng thức những ngày hè êm ả giữa mùa covid. Vào lúc mệt nhoài vì cái nắng ban trưa, một cơn mưa tầm tả bỗng kéo về, giăng kín đất trời. Mưa lả lơi theo chiều gió, mưa cuốn theo đường mây, mưa tả tơi. Vượt qua vài phố nước bì bõm, băng ngang một con đường, tôi tìm đến một quán café nhỏ, nằm sâu trong hẻm vắng, để nhìn ngắm bong bóng nước hợp rồi vỡ tan giữa những hạt mưa rơi. Trên chuyến xe quay về ngày tháng, chốn quê nhà của tôi không còn xa lắm. Thế nhưng, khi nhìn những hạt mưa rơi đều, người ta hay nghĩ ngợi miên man. Tương lai là điều khó đoán hay còn nhiều lắm gian nan, giống như tựa đề của một ca khúc nổi tiếng từ hơn 60 năm trước “Que sera, sera?” (Biết ra sao ngày sau?). T...

CÁI BÓNG NƯỚC VIỆT

Tôi yêu mến giọng văn Stefan Zweig (1881 - 1942), nhà văn người Áo gốc Do Thái. Từ ngày còn bé, truyện ngắn “Ngõ hẻm dưới ánh trăng” lần đầu tiên dẫn tôi vào thế giới của Stefan Zweig. Sau đó là “Lá thư của người đàn bà không quen”, “Amok, cơn bệnh xứ Malaysia”, “Bộ sưu tập vô hình”, “Giây phút mang tầm thế giới của trận Waterloo”,… mà trong số đó là “Thiên tài của một đêm” mà tôi đã dựa theo để viết một bài về cuộc cách mạng Pháp 1789 từ nhiều năm trước. Mở đầu các câu chuyện, giọng văn luôn nhẹ nhàng và bình thản. Xem giống như chủ nhà không vội mời khách vào trong mà dừng lại nơi trước sân để giới thiệu hương thơm từng đóa hoa tươi, cũng giống như chàng họa sĩ cứ mải chăm chút cho mỗi nét bút phác họa. Đột nhiên, câu chuyện cuốn vào những tình tiết bất ngờ, đầy kịch tính, lộ ra mọi khía cạnh tâm lý, những rung động thầm kín nhất của đời người, như một ván bài đã lật ngữa. Đam mê và cuồng nộ, cao thượng và ích kỷ, vinh dự và đau thương,… cứ thế quyện chặt lấy nhau dưới ngòi bút của S...

KHÔNG ĐỀ

Xem phim hoạt hình trên TV mỗi tối hoặc tập truyện tranh “thám tử lừng danh” dành cho thiếu nhi, chú bé con Conan điều tra vụ án như thần, lại có tính người hơn cả những con người. Rồi đến khi nhìn thấy mấy cánh tay đồng điệu giơ cao mà ngỡ ngàng vì nó giống y như buổi lễ thề nguyện trung thành nào đó. Cứ nhớ đến Conan. Đôi khi muốn viết một chút gì đó, như là viết về những con-robot-có-một-nút-bấm hay là một-bầy-cừu-ngoan-đang-gặm-cỏ. Tự dưng, mọi ngôn từ bỗng tiêu tan vì không thể biết được mình thuộc loại cừu hay robot. Người ta nói “người là văn” nên phải giữ cho trang giấy thơm tho. Thôi, đành đứng nhìn những chú-chuột-nhắt-bàng-quan, chỉ biết chăm chút cho bộ lông của mình. Không có gì là bất ngờ khi nhìn thấy những khuôn mặt rạn rỡ, giơ tay tạo dáng chiến thắng sau khi bị kết án vì đã biến những chú vịt lùn xấu xí thành những nàng thiên nga kiều diễm từ các mùa thi ở các tỉnh phía bắc. Họ đã rèn luyện trong môi trường như vậy từ lâu. Họ là thủ phạm hay chỉ là nạn nhân trong cá...

SÀI GÒN MÙA CORONA

Sài Gòn đang bước vào những ngày nắng rát tháng tư. Mặt Trời, một đốm lửa trên cao, hờ hững bay ngang. Dòng ngày tháng đổi thay, năm 2020 dường như chưa đến. Giữa màu nắng nhạt vàng, chỉ còn lại vẻ đìu hiu giăng kín phố phường. Chiều qua, mưa trút nước. Sài Gòn, bỗng mênh mông lạ, u ẩn trong ánh mây trời màu xám. Xác hoa lá vàng khô nhấp nhô theo nước cuốn bên đường, trôi dần về xa. Cửa đóng then cài, hàng quán đêm đêm chợt nhạt nhòa, xa lạ. Không tìm được nụ cười trên môi, chỉ còn lại đôi mắt lồ lộ nhìn quanh, lo âu hay ngóng đợi vào ngày mai bất định. Mùa mưa mới đã bắt đầu trên dòng đời chỉ là một kiếp phù du. Trời Sài Gòn khi mưa dầm khi nắng bỏng. Tuy vậy, từ buổi sáng tinh mơ đến khi chiều về tối muộn, Sài Gòn không nghỉ ngơi. Sài Gòn, cùng những nụ cười tươi thắm, luôn hối hả. Thế mà, giờ đây, mọi thứ đều lung lay, mọi thứ chao đảo. Tất cả chỉ vì những con virus có tên corona. Những bước ngoặt định mệnh làm thay đổi tiến trình lịch sử khiến cho những dự đoán về tương lai trở nên...

ĐỐM SÁNG XANH MỜ – PALE BLUE DOT

Hình ảnh
Tháng 8 và tháng 9 năm 1977, từ Florida, Mỹ, các phi thuyền Voyager 1 và Voyager 2 được phóng vào không gian theo hai hướng khác nhau với một sứ mạng đặc biệt. Đó là bay thật xa khi còn có thể và gởi thông điệp của loài người vào vũ trụ xa xôi. Đến nay, Voyager 1 đạt đến khoảng cách chừng 150 AU và Voyager 2 là 120 AU (Astronomical Unit bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Nếu không kể đến quỹ đạo các sao chổi thì kích thước Thái dương hệ là 30 AU). Từ lúc này (tháng 3/2020), các phi thuyền bắt đầu tắt dần các thiết bị và đến năm 2025 sẽ chấm dứt hoàn toàn công việc chuyển thông tin về Trái Đất vì cạn kiệt nguồn năng lượng. Vào ngày lễ Tình Yêu năm 1990 (14/2/1990), khi đang ở khoảng cách 40 AU, Voyager 1 nhận được một lệnh từ NASA. Ống kính được xoay lại và chụp một bức ảnh Trái Đất. Bức ảnh có tên “Pale Blue Dot” và đó là ảnh Trái Đất từ nơi xa nhất còn có thể ghi hình. Bởi vì sau đó vài ngày, khi Voyager 1 ở khoảng cách xa hơn, không một loại kính lọc màu nào có thể ch...

TÂM LINH VÀ VĂN MINH

Chỉ vừa hơn một tháng mà năm 2020 đã để lại nhiều tuần lễ khắc khoải lạ kỳ. Những sự kiện chưa từng có bỗng dồn dập xảy ra như gióng lên hồi chuông thật dài để cảnh báo loài người. Đặc biệt hơn cả là những con virus nhỏ xíu, không biết từ đâu tới, lại có thể làm hoảng loạn cả một cường quốc đầy kiêu ngạo trên bản đồ thế giới. Mọi người trở nên lo lắng hơn, cố tìm hiểu chuyện gì đang diễn ra. Mọi thứ, chắc là, nằm trong quy luật nhân – quả, giữa thiện và ác, giữa đạo đức và sự tha hóa của con người. Người ta nói, một người sắp mắc một bệnh nan y thì cơ thể phát ra những tín hiệu cảnh báo nhẹ nhàng. Nếu cảm nhận được và chữa trị thì có nhiều khả năng khỏi bệnh. Cơn mưa rào dữ dội và đột ngột ngay thời khắc giao thừa năm nay có phải là một tín hiệu báo động như thế không? Dữ hay lành? Thật là khó để tìm mối liên kết giữa một biến cố thời tiết thất thường với một tai ương nào đó. Thế nhưng, chỉ vài chục năm trước thôi, có ai tin rằng sự tồn tại những con virus trên người có liên quan đến c...

TÙY BÚT BÊN CHÙA THIÊN MỤ

Hình ảnh
Tôi có một chuyến đi dài từ Sài Gòn ra Huế, dừng chân lại nhiều nơi, để thưởng thức vẻ đẹp của dải đất miền Trung. Mỗi nơi là một chuyện kể dài, tua nhanh như cuộn phim, buồn vui theo số phận con người. Những câu chuyện về chiến tranh thấp thoáng bóng dáng tình yêu, hạnh phúc quyện lấy đau thương, bi hận chen lẫn vào tha thứ, khiến tôi nhận ra trên quê hương mình có biết bao điều thi vị. Tuy nhiên, chỉ thi vị không thôi vẫn chưa đủ để nâng tầm chất lượng cuộc sống. Thi vị cũng giống như gia vị, làm cho nồi súp ngào ngạt hương thơm nhưng nó chỉ được gọi là món “lẩu” nếu có một vài lát thịt hay chút ít hải sản được thêm vào. Giá chi người ta đừng hứa hẹn sự giàu sang, vài chục ngàn đô la mỗi người mỗi năm, mà hãy đem về cho người Việt một lối sống văn minh tao nhã, lấy tình thương thay thế hận thù! Dòng Hương Giang trôi chậm, thơ mộng như những vần thơ được thả ven sông, chan chứa duyên tình từ cả ngàn kiếp trước. Từ Đại Nội, ngược dòng sông Hương một đoạn, con đường dẫn lên một ng...

VIẾT CHO NHỮNG NGÀY ĐẦU NĂM

Dự định viết một câu chuyện gì đó tươi tắn giữa không khí rộn ràng khi năm mới đang đến nhưng những gì đang diễn ra trên đất nước này khiến tôi phải chùng tay. Sẽ là thờ ơ nếu không chia sẻ nỗi đau thương tột cùng, bi hận ngút trời ở những vùng quê nghèo khó mà chỉ biết thưởng thức vẻ đẹp từ những vần thơ ngợi ca mùa xuân. 2600 năm trước, Đức Phật có dạy “luật nhân – quả”. Không biết luật nhân – quả có tồn tại thực tế hay không nhưng, có lẽ, Đức Phật chỉ muốn con người tránh xa điều ác để tạo nên một xã hội tươi đẹp, nơi mà con người thương lấy con người. Đành rằng thời này là mạt pháp, khi người tu tập không ngộ được đạo, nhưng nếu Đức Phật có một cơn ác mộng tồi tệ nhất khi ấy thì Ngài cũng không thể tưởng tượng được người đời nay ác đến như vậy. Họ nhân danh điều gì? Xuyên suốt lịch sử của đất nước, triều đại nào cũng vậy, ngay cả khi đang mạt vận, đều tự nhận rằng họ đang chuyển mình vào giai đoạn rực rỡ nhất mọi thời đại. Khi triều đình bất tài, trở nên hà khắc, ăn chơi vô độ,...