Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2016

GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI

Hình ảnh
Hơn 2.000 năm trước, một vì sao sáng giữa đêm đông buốt giá, một hang đá cạnh máng lừa và một người vĩ đại đã ra đời. Kể từ đó, trong những đêm lạnh lẽo giữa tiết trời đông chí lại có ngọn lửa bập bùng mang hơi ấm lan tỏa đến mọi nơi. Lễ Giáng Sinh như gieo hy vọng vào Đức Tin trước sự bạo tàn. Sau lễ Giáng Sinh một tuần, người ta đón mừng năm mới. Tuy nhiên, 2.000 năm trước dường như không phải vậy, mặc dù từ năm 45TCN đã có quy định 01/01 là năm mới. Vào thời xa xưa, dương lịch nhằm phục vụ nông nghiệp và chỉ có 10 tháng, số ngày trong tháng (từ 28 ngày – 30 ngày) phụ thuộc vào lệnh của hoàng đế La Mã. Mùa đông được xem là vô ích vì không thể trồng trọt được nên không được đưa vào lịch. Tên các tháng (theo tiếng Anh + Latin) vừa theo tên các vị thần vừa theo thứ tự như sau: 1. March 2. April 3. May 4. June 5. Quintilis 6. Sextilis 7. September 8. October 9. November 10. December Ngày đầu năm mới là 01 tháng March, là tháng bắt đầu m...

VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC ĐỐI VỚI SỰ SỐNG

Nếu toàn bộ lịch sử Trái Đất, từ 4,6 tỉ năm trước đến nay, được chuyển thể thành một cuốn phim quay nhanh chỉ gói gọn trong vòng đúng 1 năm, từ 0 giờ ngày 01/01 đến ngày 0 giờ ngày 01/01 năm sau, thì những sự kiện lớn trong sự hình thành sự sống đều diễn ra trong những tháng cuối năm mà sự góp mặt của con người, homo sapiens, chỉ đến vào 10 phút cuối cùng của ngày 31/12. Những sự kiện chính diễn ra như sau: 0 giờ 01/01: Trái Đất được ra đời từ đám tinh vân quay quanh Mặt Trời 09/01: Một tiểu hành tinh lớn va chạm vào Trái Đất và từ đó hình thành Mặt Trăng 08/02: Đại dương đã bao phủ Trái Đất và phát sinh sự sống dạng đơn bào 29/10: những sinh vật đa bào đầu tiên hiện diện trên Trái Đất và thúc đẩy rất nhanh quá trình tiến hóa của sự sống 21/11: loài cá xuất hiện trong các đại dương 26/11: sự tuyệt chủng lần thứ nhất. 01/12: lưỡng cư ra đời 03/12: tuyệt chủng lần thứ hai 10/12: tuyệt chủng lần thứ ba 15/12: tuyệt chủng lần thứ tư 21/12: khủng long xuất hiện 25/12: khủng ...

KHỞI ĐẦU VÀ CÁI CHẾT

Vũ trụ hiện giờ chỉ là cái không và trống rỗng. Kích thước của một hạt nhân trong nguyên tử vào khoảng 10^(–15)m, trong khi đó kích thước của nguyên tử, tức là khoảng cách từ hạt nhân đến electron chạy vòng quanh, như nguyên tử hydrô chẳng hạn, là 10^(–10)m. Hai kích thước này hơn kém nhau 100.000 lần. Nếu phóng đại ra, xem hạt nhân lớn bằng cở viên bi thì con electron bay quanh nó, độ lớn chỉ bằng vài phần nghìn của một hạt cát, lại ở vị trí cách viên bi khoảng vài km. Giữa chúng chỉ là cái trống không. Với tỉ lệ phóng đại đó, hai viên bi (tức là hai hạt nhân) liền kề nhau cách nhau vài trăm km. Thế nên, vũ trụ chỉ là cái trống rỗng. Nơi tồn tại vật chất chiếm một tỉ lệ cực kỳ vô cùng bé trong toàn bộ cấu trúc của một vật. Do đó, vào thuở ban đầu, toàn bộ vật chất của vũ trụ được gom vào trong một kích thước chỉ bằng cái nắm tay hay bằng quả Địa Cầu cũng không khó hiểu, tạo nên một cái siêu đậm đặc và siêu nóng. Và từ sự kiện gì đó mà con người không thể hiểu nổi, Big Bang đã xảy...

Tôi đưa em sang sông

Hình ảnh
Tôi đưa em sang sông Nhật Ngân - Y Vũ

BÀI HÁT ĐÊM ĐÔNG

Tựa bên song cửa sổ, tôi đang đợi một ngọn gió mùa đông. Những đêm mưa vội vã, những ngày nắng lụa mong manh đã lướt qua mau và dường như chỉ còn chờ một vài làn gió se lạnh nữa thôi thì năm 2016 sẽ khép lại. Thời gian vút qua nhanh, bỏ lại mình tôi lặng lẽ nơi này cùng một thoáng bâng khuâng vì những tờ lịch cuối cùng đang dần rơi xuống. Chiều qua, trời lại đổ mưa như cố kéo dài thêm một mùa mưa chưa trọn. Những hạt mưa làm gợi nhớ những ngày giông tố bão xa. Dù sao thì một cơn mưa cuối mùa đến chậm cũng để lại những giây phút nhẹ nhàng, giống như một lời yêu thương đến muộn làm hồng lên đôi má đã tàn phai. Vài ngày nữa thì năm 2016 sẽ trở về miền dĩ vãng, nơi mà nó đã từng khởi đầu. Mong sao những ngọn gió mùa đông bắc kịp về với dải đất này để cuối một đoạn đường dài nhiều gian khó còn được tô điểm thêm một chút thi vị. Tuy thế, đến hôm nay, gió se lạnh vẫn chưa về để lại nỗi lòng khắc khoải vì mong đợi đã lâu. Cứ chờ đợi một ngọn gió mùa se lạnh lướt qua, khẽ mơn trớn nhữn...

Hạ Trắng

Hình ảnh
Hạ Trắng - Trịnh Công Sơn

TƯỜNG NIỆM MỘT NĂM PARIS

Hình ảnh
Đúng một năm trước, thứ sáu 13/11/2015, Paris đã bị khủng bố, tước đi 132 mạng sống. Chiến tranh, bạo lực vẫn đang phủ bóng mọi nơi trên thế giới này. Có những thành phố mà cái chết đã trở nên quen thuộc và thành một phần của cuộc sống như Mosul (Iraq) hay Aleppo (Syria),… đến mức độ không còn đủ nước mắt để gây nên xúc cảm. Tuy nhiên, những tai họa giáng xuống Paris hay New York lại luôn tạo nên lòng trắc ẩn. Liệu có công bằng lắm không? Tưởng niệm một năm ngày Paris bị khủng bố, bài viết từ một năm trước được đăng lại PARIS, THỨ SÁU 13 Đúng 15 năm trước, tôi đã có dịp đến Paris. Từ xứ nhiệt đới xa xôi đến Liège, một tỉnh lẻ châu Âu, để học rồi đến Paris dạo chơi trong vòng một tuần thì tôi cũng giống như một anh nhà quê bước vào chốn phồn hoa đô hội vậy. Từ dạo bé, Paris trong tôi là một Paris của tháp Eiffel, nhà thờ Notre-Dame de Paris, bảo tàng Louvre hay Arc de Triomphe…mà tôi đã đọc từ trong sách vở, từ phim ảnh. Paris cũng là của Victor Hugo với “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà...

WAVES OF DANUBE và POLONAISE

Hình ảnh
Waves of Danube - Iosif Ivanovici (1845 - 1902) Polonaise - Michal Kleofas Oginski (1765 - 1833)

SÀI GÒN TRONG TÔI

Hình ảnh
Có những nơi chốn lâu ngày trở lại thì nó vẫn vậy như chưa hề tồn tại dấu thời gian. Cũng có những thành phố thay đổi nhanh chóng đến ngỡ ngàng mà khi quay về người ta cảm thấy lạc lõng như bước vào một cõi xa lạ, không thể tìm lại được dấu vết xưa. Sài Gòn không phải như vậy. Dấu vết xưa vẫn còn đó nhưng rêu phong đã phủ mòn, đã hư hao, chen lẫn cái nguy nga tráng lệ vừa mới chớm và ánh đèn màu rực sáng sắc tím vàng chói chang về đêm khiến cho Sài Gòn trông giống như một cô gái đã lỡ duyên thì đang cố khoe những đường cong đã tàn tạ. Tính đến năm 2016, Sài Gòn đã có lịch sử 318 năm, kể từ năm 1698. Sài Gòn đã trải qua những chặng đường thăng trầm, tủi hổ cũng như vinh quang, cùng vận mệnh của đất nước. Đã có lúc Sài Gòn từng là thủ phủ của cả vùng Đông Dương, là thủ đô của một nước. Tuy nhiên, Sài Gòn cũng đã chịu nhiều thảm kịch tang thương trong những cuộc chiến đẫm máu và những cuộc ly tán đầy nước mắt. Hôm nay, Sài Gòn đã trở nên tiều tụy trong dáng vẻ mệt mỏi của một con b...

NGẪU NHIÊN TẠO SỰ SỐNG

Hình ảnh
Từ Big Bang, 13,7 tỉ năm trước, đến nay có triệu tỉ tỉ cái ngẫu nhiên đã xảy ra để hình thành sự sống của con người như thế này mà nếu chỉ thiếu duy nhất một trong số triệu tỉ tỉ sự kiện đó thì sự sống đã không thể xuất hiện hoặc đã diễn biến theo một hướng khác. Dường như triệu tỉ tỉ cái ngẫu nhiên đó xảy ra chỉ nhằm mục đích tạo nên con người. Một xác suất vô cùng bé đến nỗi một nhà thiên văn đã nói: “Nếu cho vũ trụ tái hiện lại từ đầu thì không thể xuất hiện Trái Đất lẫn con người như hiện nay”. Chỉ riêng trong đại Hiện Sinh này (540 triệu năm trước đến nay) đã có 5 lần tuyệt chủng lớn đã xảy ra trên Trái Đất: 1 – 440 triệu năm trước 2 – 360 triệu năm trước 3 – 270 triệu năm trước (khủng khiếp nhất) 4 – 200 triệu năm trước 5 – 65 triệu năm trước Mỗi lần tuyệt chủng như vậy thì từ 70% đến 95% cá thể bị tiêu diệt hoàn toàn. Một điều kỳ lạ là chỉ một số ít cá thể còn sống sót, thích nghi được và tiến hóa theo chiều hướng thông minh hơn rồi thành “người”! Chẳng hạn, khủng...

VẦNG TRĂNG KHUYẾT

Vầng trăng khuyết bóng lại treo mình trên nền trời đen thẳm. Trăng hạ huyền mờ nhạt vừa chầm chậm nhô lên cao một cách lạc lõng trong buổi đêm muộn này trông giống cái dáng dấp của một gã hành khất co ro nơi xó xỉnh vào cuối phiên chợ chiều. Trăng bơ vơ, nằm vắt vẻo chơi vơi nơi chốn mông quạnh trời không. Ánh trăng mờ tỏ, bi thương ẩn mình trong mưa đêm nhè nhẹ. Ánh trăng không còn đủ uy lực như ngày nào, không thể bay xa, bị vướng lại bởi những tàng mây. Chỉ có ngọn đèn đường đầu ngõ phá tan cái bóng tối tĩnh lặng giữa đêm khuya như đang cố thách thức đêm đen, soi rọi những hạt nhỏ lất phất rơi xuống. Đêm nay, người ta tiếc nuối một ánh trăng cũng như đời người vẫn còn mòn mỏi vì một nguyện ước nhiệm màu. Đã có biết bao mùa mưa đã trôi qua cuộc đời tôi. Mỗi mùa mưa đều để lại nỗi niềm xao xuyến, có khi tuyệt đẹp tựa như những vần thơ tình lả lướt và cũng có khi buồn tê tái như một thoáng u mê. Mùa mưa năm nay là những cơn mưa tầm tả không biết đến thời gian tạo nên những tháng ...

HOÀI NIỆM

Dẫu sao, trong những ngày này, chúng ta nên hướng về miền Trung đang gặp nạn trong dòng nước lũ do xả lũ từ các nhà máy thủy điện, do mưa bão cũng như do sự nhiễm độc từ biển. Nên dành sự quan tâm để chia sẻ đau thương và hãy hành động tốt nhất có thể. Tuy nhiên, hôm nay, đưa lại bài viết đã tròn một năm để tưởng niệm một năm ngày mất (19/10) của Alan Phan, Phan Việt Ái (1945 - 2015). Ông nguyên là giảng viên trường Kỹ thuật Phú Thọ Sài Gòn và sau 1975 sang định cư Mỹ. Từ 1975 đến 2015, ông đã nhiều lần về Việt Nam và có những bài nói chuyện thú vị với sinh viên tại các trường đại học Việt Nam. ----------------------------------------------------------------------------------------- Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời Cùng mây xám về ngang lưng trời (Đêm Đông – Nguyễn Văn Thương) Tôi không biết đã nghe bài hát Đêm Đông bao lần rồi. Thế nhưng, có một lần từ thuở bé, bài hát tự dưng làm lòng tôi xao xuyến lạ. Đó...

NHỮNG NGÀY BÃO GIÔNG

Em hỏi anh Bao giờ qua giông tố? Lối em về Đất lại trổ hoa thơm? Đất nước mình sao lại lắm đau thương? Biển cạn dòng và đất hóa đại dương Con nước lũ cuốn trôi nỗi yêu đương Thôi, về đi! Còn ai đợi, có ai chờ Viễn khách chơi vơi trong thác đổ mưa rền Quê hương mình bỗng chốc hóa tang thương Em muốn tin Ngày mai thôi giông bão Để chiều tơ rung giấc mộng duyên đầu Ngày nên thơ trong gió thoảng mộng mơ Có hoa vàng Nở trên bước em qua...

A moment of music

Hình ảnh
STÄNDCHEN - SERENADE Franz Peter Schubert (1797 –1828)

QUYỀN NĂNG CỦA ÁNH SÁNG

Ánh sáng làm giới hạn nhận thức con người về thế giới. Chiều nay đi ngang qua một lớp đang giờ học vật lý. Nghe một thầy đang giảng về công thức nổi tiếng của Einstein e = mc2 mà sao thấy nó bỗng hóa tầm thường. Đối với nhiều người thì công thức đó là cơ hội để chuyển đổi từ khối lượng sang năng lượng hay từ đơn vị kg sang J. Tự dưng cảm thấy môn vật lý ngày càng khô cằn đi không phải vì các ngành kỹ thuật không cần những tư tưởng khoa học mà vì chính người giảng dạy đang giết chết dần môn học của mình. Trước thế kỷ XVIII, người ta không hiểu năng lượng là gì nên có nhiều mô hình động cơ vĩnh cửu (loại 1) nhằm tạo nên năng lượng như một chiếc xe cứ leo lên là chạy mà không cần đổ xăng. Từ thế kỷ XVIII, một bước tiến trong tư duy con người qua định luật bảo toàn và biến hóa năng lượng: “Năng lượng không thể được sinh ra, năng lượng không thể tự mất đi,…”. Tuy thế, về mặt triết học, có nghĩa là vũ trụ này có một lượng năng lượng nhất định, bất di bất dịch và có lẽ Thượng Đế đã ban cho...

TẢN MẠN CÀ PHÊ

Hình ảnh
Có những ngày được tự do để dạo chơi khắp nơi trên chiếc xe gắn máy. Thăm mấy thằng bạn già để lỡ mai kia không còn dịp gặp lại hoặc ngồi quán cà phê thả hồn phiêu diêu và cảm thấy chút gì đó khoan khoái khi những đồng nghiệp khác lại đang đạo mạo ngồi ngay ngắn trong phòng làm việc. Cà phê Sài Gòn thật là muôn màu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có những quán cà phê sang trọng dành cho thượng lưu mà túi tiền như tôi không dám bén mảng tới. Có những quán trang trí quá đậm, hoài cổ đến não nùng khiến khách có cảm giác giả tạo. Có những căn nhà mặt tiền, bề ngang 4m, xếp vài cái bàn cũng tạo ra quán cà phê. Nhạc trong quán cà phê dường như là một thứ tiếng ồn làm nhiễu động không gian sao cho quán không tĩnh lặng quá. Thật ra, có mấy ai vào quán cà phê để thưởng thức âm nhạc đâu, trừ vài quán có nhạc “sống” vào mỗi tối sau 20 giờ. Tôi tìm chỗ ngồi tại một quán cà phê cốc vỉa hè trên đường Bùi Viện (quận 1). Đôi khi, khói bụi, còi xe, tiếng í ới cũng làm khó chịu. Người ta đến quán c...

MẨU CHUYỆN BUỒN

Lướt qua những bản tin thời sự trong mấy ngày nay chỉ đem đến sự xót xa cho những thân phận nhỏ nhoi. Đau thương lại nối tiếp đau thương. Thời gian cứ đều trôi qua như hững hờ, như vô cảm với mọi biến cố đau buồn đang lởn vởn đâu đây. Những hạt mưa đêm trong tiết trời Thu Phân liệu có làm vơi đi nỗi buồn? Và những giọt nước mắt có còn không? Sống đã không bình đẳng mà chết cũng không ngang bằng. Những xác chết uất hận chạy rong trên phố, bị dìm dưới nương dâu có đủ làm lòng người trắc ẩn? Đứa trẻ tự tử vì không có áo mới trong ngày khai trường, người mẹ tự tử vì để tiết kiệm cho con ăn học,… Không thể kể hết được những mảnh đời bất hạnh trong một xã hội ngày càng suy đồi và bất công. Không thể tin được là ngày mai sẽ không còn cảnh thương tâm nếu đất nước vẫn được vận hành như thế này. Có những người không bao giờ ý thức được thực tại của đất nước. Họ vô cảm và tán tụng nhau bằng hào quang của quá khứ lẫn những lời hứa đến từ tương lai. Chưa bao giờ thấy được ánh bình minh.

ĐÊM TRUNG THU

Bỗng dưng, Trăng nở nụ cười đôn hậu! Đêm nay, Trăng lại tròn. Vầng trăng sáng tuyệt đẹp nằm ngang qua trời đêm chiếu xuống những tia sáng huyền ảo. Ánh trăng làm say đắm lòng người khiến người ta thoáng quên đi chút ưu phiền. Một chút gợn mây lướt nhẹ qua cũng chỉ đủ làm trăng thêm lung linh. Trong khoảnh khắc trăng thơ mộng này, người ta cứ muốn kéo dài vô tận để có thể chìm vào cõi mộng mị mông lung. Đêm nay, Trăng không e ấp. Trăng như rực sáng hơn để chứng tỏ sự hiện hữu của mình. Trăng lồ lộ như tượng nữ thần Venus hoặc như trong tranh vẽ Tố Nữ của Bích Khê (1916 – 1946): Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ, Ô tiên nương! nàng lại ngự nơi nầy? Nàng ở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây? Ðến triển lãm cả tấm thân kiều diễm. Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm? Nàng là hương hay nhan sắc lên hương? Đêm nay, Trăng mơ màng. Ánh trăng đã vượt nghìn trùng xa thẳm để đến nơi này và mang đến tình yêu. Ánh trăng đã xua tan tăm tối của bóng đêm và hàn gắn lại những vết thương lòng. Dưới ánh trăng,...

VÒNG TRÒN BẤT TỬ

Trước những họng súng điên cuồng, vũ khí duy nhất trong tay họ là những bàn tay bất hoại được nắm chặt, bàn tay của tình bạn tri kỷ, bàn tay của tình yêu thương không bao giờ rời xa trong khoảnh khắc cuối cùng trước định mệnh nghiệt ngã đã được an bài. Cuối tuần trước, tôi đến Vũng Tàu, chạy xe dọc theo đường Trần Phú, men theo đường biển và có dịp ngắm nhìn những đợt sóng biển vỗ về nhè nhẹ như mơn trớn bãi cát dài. Nhìn ra phía Biển Đông êm ả với ánh Mặt Trời chói chang như đang làm dịu ấm những đau thương mà tự hỏi lòng ngày này năm xưa, 19/01/1974, đúng 42 năm trước, khi tôi bằng tuổi đứa con trai bây giờ, học lớp 5, những anh linh Việt trong trận hải chiến tại Hoàng Sa xưa kia giờ đã siêu thoát đến chốn nào. 74 chiến sĩ đã vĩnh viễn không bao giờ trở lại và máu của họ được dùng để viết lên trang sử bi thương uất hận. 42 năm trước, những giọt nước mắt đã lăn dài trên đôi má những người ở lại với niềm thương tiếc không nguôi và thầm mong vận nước sẽ mau thoát cảnh điêu linh. ...

TƯƠNG LAI NÀO CHO THẾ HỆ SAU

Hình ảnh
Vấn đề môi trường tại Việt Nam cần phải được lên tiếng báo động và hành động ngay nếu như muốn thế hệ sau còn được sống trên mảnh đất này. 1. Rừng: Nếu đầu thế kỷ XX, 75% diện tích Việt Nam được rừng che phủ thì đến năm 1990 tỉ lệ này chỉ còn là 19% (1). Bên cạnh đó là hàng ngàn đến hàng chục ngàn loại động và thực vật mất nơi cư trú hoặc biến mất. Năm 2011 được ghi nhận là con tê giác cuối cùng cư trú trên địa bàn Việt Nam bị giết chết bởi các tay thợ săn. Từ 1990 đến nay, người ta bắt đầu trồng rừng nhưng diện tích rừng vẫn không tăng thêm vì nạn chặt phá rừng bừa bãi vẫn xảy ra cộng thêm là các dự án kinh tế được cấp phép lấn vào các khu vườn bảo tồn quốc gia (2). Hơn nữa, rừng trồng không bao giờ có thể thay thế được rừng nguyên sinh về phương diện kinh tế và giá trị phòng hộ lũ lụt. Do đó, một câu thơ của cô giáo Hà Tĩnh: “rừng đã hết” chắc không phải là không đúng đâu! 2. Biến đổi khí hậu và nguồn nước: Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên dẫn đến sự...