Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2017

BIẾT ĐẾN BAO GIỜ

Năm 2008 và 2010, tôi có dịp viếng thăm Trung Quốc và Đài Loan. Mặc dù là các chuyến công tác, đến các trường đại học và gặp các giảng viên, nhưng tôi vẫn dành một phần thời gian, trong dịp lưu trú ngắn ngủi, để sưu tập các tài liệu và quan sát sự khác nhau giữa các xã hội hai bên bờ eo biển Đài Loan, tuy cùng một dân tộc nhưng có các nền chính trị khác nhau. Đài Loan đã từng chịu sự cai trị của người Nhật trong một khoảng thời gian dài và có kiểu chữ viết dạng phồn thể nhưng cùng chia sẻ một nền văn hóa cổ truyền với lục địa. Cảm nghĩ của tôi sau các chuyến đi là là sự tương đồng giữa xã hội Việt Nam và Trung Quốc (kể cả các yếu tố phi thẩm mỹ, phi văn hóa,…), nếu không muốn nói xã hội Việt Nam chỉ là một phiên bản nhỏ của Trung Quốc. Trong khi đó, những hè phố Đài Bắc làm gợi nhớ đến Sài Gòn xưa, còn phảng phất trong tiềm thức của tôi. Thế nên, ý thức xã hội, đôi khi, không phải do dân tộc tính quyết định mà lại do nền chính trị tạo nên. Sẽ là không đúng lắm nếu như có chuyện gì ...

NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM

Thế là năm 2017 chỉ còn lại vài ngày, cũng giống như một kiếp con người, còn đếm được mấy mùa xuân. Những ngày cuối năm trời bỗng nổi cơn giông tố. Bản tin dự báo khí tượng cứ như trò chơi xúc xắc: “Nếu tâm bão không đổ bộ vào Bạc Liêu thì sẽ nằm ngoài vùng biển Cà Mau. Nếu bão không suy yếu thì sẽ tiếp tục hướng về phía tây để vào vịnh Thái Lan,…”. Những cơn bão thật khó đoán vì tính khí thất thường, dù các máy tính phải chạy biết bao chương trình mô phỏng. Thế nên, hơn 50 năm trước, các cơn bão đều mang tên phụ nữ đó sao! Những ngày cuối năm, tiết trời mát dịu. Đêm Sài Gòn se lạnh vì làn gió thoảng vu vơ. Ngày và đêm trôi qua đưa năm 2017 về miền dĩ vãng. Có những nguyện ước viên thành lẫn những chờ đợi còn mãi phía xa xăm, 2017 khép lại mà chưa tìm được điều kỳ diệu. Một chút luyến tiếc vì một năm trôi qua chưa trọn như cứ phải bôi bôi xóa xóa một bức tranh dang dở. Bước đi trên đường đời nhiều gian khó, rồi bỗng nhận ra rằng nỗi nhọc nhằn bám đuổi vào cả tương lai. Nh...

MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI

Hình ảnh
Hơn 2.000 năm trước, tại kinh thành Bethlehem miền Judea, một vì sao sáng giữa đêm đông buốt giá, một hang đá bên máng lừa và một con người vĩ đại đã ra đời. Kể từ đó, trong những đêm dài tăm tối, một ánh lửa được thắp lên mang hơi ấm của Tin Mừng đến với muôn người, gieo hy vọng vào Đức Tin trước sự bạo tàn của đoàn quân viễn chinh La Mã. Ngày nay, Giáng Sinh (sau tiết đông chí 1 ngày) là một lễ hội lớn nhất vào dịp cuối năm. Người ta có thể nhìn lại mình và ước nguyện điều kỳ diệu cho năm mới. Tuy nhiên, vào buổi ban đầu, mọi chuyện không phải như vậy. Mãi đến thời giáo hoàng IULIUS I, năm 360, Giáo hội chọn 25/12, sau tiết đông chí một ngày, để làm lễ Giáng Sinh. Ý nghĩa của ngày 25/12 là “ánh sáng bừng lên xóa tan đêm dài tăm tối đã qua”. Đông chí (23 hoặc 24/12) có đêm dài nhất trong năm, độ cao Mặt Trời thấp nhất và tiết trời lạnh nhất ở nửa bán cầu bắc. Hơn nữa, người ta không đón năm mới vào 01/January mà là ngày 01/March, tháng bắt đầu mùa xuân, cây cỏ nở hoa và côn...

NHỮNG CÂU CHUYỆN THÁNG 12

Những gì xảy ra tại Cai Lậy mấy ngày nay khiến tôi nhớ đến một “trạm thu phí” trên đoạn xa lộ San Diego – Los Angeles (California, Mỹ) mà Billy Bob chở tôi ngang qua từ hơn một tháng trước. Đang mải nhìn ngắm cảnh núi đồi vùng sa mạc, Billy Bob chợt nói với tôi: “Bây giờ, mình rẽ sang đường này. Có thu phí nhưng ngắn hơn được 10km, rộng hơn và ít xe hơn”. Chạy vào đoạn đường đó được chừng 1km thì có một bảng thông báo hiện ra: “Bạn đang đi vào đường thu phí. Nếu không muốn mất tiền, bạn hãy rẽ phải để vào trục đường chính”. Chưa kịp nhận định được sự lịch thiệp của những nhà thầu Mỹ thì lại có bảng thông báo tiếp, sau chừng 1km: “ Thông báo lần 2:…” và vẫn còn cơ hội để không bị mất tiền. Nhưng chưa hết, 1km tiếp theo, vẫn còn có thể suy nghĩ lại với một thông báo tương tự: “Thông báo cuối cùng:…”. Vẫn tiếp tục trên đường thu phí và 7 USD tự động trừ vào trong tài khoản của Billy Bob mà không phải dừng xe mua vé. Chỉ những thông báo nhỏ thôi đủ tạo nên nền văn hóa lớn cho nước Mỹ. ...

15/11/2017 – 94 NĂM NGÀY SINH NHẠC SĨ VĂN CAO

Hình ảnh
Văn Cao là một nhạc sĩ tài hoa trong dòng nhạc trữ tình tiền chiến Việt Nam trước 1945. Ông sinh ngày 15/11/1923, nghĩa là hơn một tuần trước là kỷ niệm lần thứ 94 ngày sinh của ông. Tương tự một nhạc sĩ cùng thời khác là Phạm Duy (sinh năm 1921), cuộc đời của hai ông thăng trầm theo vận nước đau thương trong suốt nửa sau thế kỷ XX, mặc dù số phận của họ rất khác nhau. Vào tuổi 16, cái tuổi mà các ông trời con bây giờ còn được cha mẹ chở đến trường, thì ông đã sáng tác nhạc phẩm đầu tay “Buồn tàn thu” gieo bao ngất ngây vào lòng người. Thế rồi, trong những năm 1942 đến 1947, giữa những năm tuổi 20, lần lượt các sáng tác trữ tình bất hủ được ra đời như: Cung đàn xưa, Bến Xuân (Đàn chim Việt), Trương Chi, Suối mơ, Làng tôi, Ngày mùa, Trường ca sông Lô… Trong đó, một số bài nhạc được viết chung với Phạm Duy. Nếu như năm 1945 Phạm Duy tham gia Việt Minh và rời bỏ nó vào năm 1951 để di cư vào miền Nam thì Văn Cao lại đến với Việt Minh từ năm 1944. Từ đó, số phận của hai ông đi vào h...

MÙA THU Ở ĐÔNG BẮC MỸ

Hình ảnh
Tôi đến Flint, một thành phố nhỏ của tiểu bang Michigan, miền đông bắc nước Mỹ, giữa lúc cơn mưa nhẹ đang đổ xuống cùng cái buốt giá của những ngày cuối thu đang kéo về. Không còn cái khô rát của miền trung tây nước Mỹ, Michigan nằm gọn trong khu vực Ngũ Đại Hồ tuyệt đẹp, tiếp giáp với biên giới Canada, nên có khí hậu ôn đới mát dịu. Thành phố êm ả, thanh bình, mang nét buồn vời vợi. Sắc vàng và đỏ của những chiếc lá chen nhau trong rừng cây trên nền cỏ xanh biếc mượt mà. Phía trên cao là những áng mây phủ kín bầu trời, buông một màu xám ảm đạm lên cả thành phố khiến cho Flint, thành phố cây cỏ nhiều hơn con người, trông giống như một bức tranh đầy màu sắc, vừa rực rỡ vừa u buồn. Các hồ Superior, Michigan và Huron, bao la như biển cả, ôm ấp trọn cả tiểu bang Michigan, được các chính phủ Mỹ và Canada chăm chút cẩn thận về sinh thái lẫn môi trường. Chỉ khác biển một điều vì chúng có nước ngọt. Nhìn các đợt sóng nhè nhẹ vỗ về lên bãi cát dài mà chạnh lòng khi nghĩ về biển A...

NHỮNG MẨU CHUYỆN BÊN BỜ THÁI BÌNH DƯƠNG

Hình ảnh
Con đường từ Los Angeles đến San Diego dài chừng 250km, nằm dọc theo đường bờ biển phía tây. Một bên nhìn ra Thái Bình Dương. Phía bên kia là những ngọn núi đá chập chùng giữa nền cát mênh mông màu nâu thẫm trong cái buồn tẻ hắt hiu của hoang mạc Mojave trải rộng khắp miền Viễn Tây nước Mỹ. Rải rác dọc theo con đường này là những cái tên đã trở nên quen thuộc như Westminster, Little Saigon, Bolsa, Orange County, Irvine, San Diego. Đó là nơi cư trú của chừng 600.000 người Việt đến Mỹ sau 1975 trong tổng số 1,5 triệu người Việt hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Nếu không nhìn thấy dòng xe ôtô nối đuôi trật tự trên các con phố Westminster (phía nam Los Angeles 50km) thì có lẽ tôi đã tưởng mình đang ở một khu phố nào đó tại Sài Gòn. Hai ngày trong một Little Saigon giữa sự ân cần của những người Việt nơi đây, những người bạn và học trò cũ, khiến tôi cảm thấy quê hương mình thật gần, như chưa hề có cuộc chia ly. Chỉ có lý tưởng mù quáng mới có thể tạo nên hố ngăn cách trong tình cảm n...

ĐÂY MỸ QUỐC

Hình ảnh
Vượt qua quãng đường gần 20.000km, trung chuyển tại Tokyo rồi vòng lên gần Bắc cực, sau chừng hơn 26 giờ bay, tôi đến Phoenix, tiểu bang Arizona. Thành phố như bóng chim Phượng Hoàng nằm bơ vơ giữa hoang mạc Sonoran miền Viễn Tây Hoa Kỳ. Giữa đồi cát vàng mênh mông chen lẫn các ngọn núi đá vút cao trơ trọi, lấp ló hàng cây xương rồng đa dạng và lạ mắt, tôi cố tìm lại vết vó ngựa năm xưa của anh chàng cao bồi lãng tử tài hoa Lucky Luke thuở nào, luôn trên lưng ngựa, rút súng nhanh hơn cả ánh sáng, ngang dọc khắp miền Viễn Tây nước Mỹ để bảo vệ các di dân nghèo khổ vào thời lập quốc (năm 1776) từ trong các tập truyện tranh của 50 năm trước, đã làm say mê những đứa trẻ con như chúng tôi dạo ấy. Khi bước chân vào đại học Arizona State, người ta cứ ngỡ như đang lạc vào một thành phố tuyệt đẹp với khoảng hơn 100.000 cư dân đang miệt mài học tập. Ngôi trường rộng chừng gần quận Thủ Đức được dựng lên giữa miền hoang dã bởi bàn tay của người Mỹ. Họ đã biến một miền đất tưởng chừng như đã ...

THÁNG MƯỜI

Tháng mười vẫn là những cơn mưa. Vào mùa bão tố kéo về, những cơn lũ quét lại theo mưa gieo đau thương vào lòng đất mẹ. Những cánh rừng bạt ngàn đã chết từ khi nào, chỉ còn trơ ra đồi trọc nhấp nhô, không còn sức chống chọi lại con nước lũ dâng. Đất nước ngàn năm mãi ngấn lệ không phải từ thiên nhiên hung tàn mà từ bàn tay tham lam của con người. Các em bé, thơ ngây, vượt qua sông đến trường chỉ bằng những chiếc bè nhỏ hay bằng sợi dây thừng mong manh trong sóng nước cuồn cuộn giữa những lâu đài nguy nga tráng lệ thấp thoáng từ phía xa xa. Tiếc thay, những lâu đài đó không phải được dựng lên bằng mồ hôi lao động mà bằng sự bòn rút những chiếc cầu của các em. Hạnh phúc không bao giờ chia đều cho mỗi con người. Trời Sài Gòn trong tiết tháng mười vẫn là những cơn mưa. Đứng dưới mưa Sài Gòn không thể tưởng tượng được mưa Hà Nội hay mưa Sơn La. Mưa Sài Gòn dịu êm, mưa hững hờ, mưa lạnh lùng buông xuống gieo niềm nhớ miên man. Như bóng hoàng hôn đổ xuống, tháng mười mang màu ảm đạm. Mây xám ...

VIETNAM WAR

Mấy hôm nay người ta nói nhiều đến cuốn phim Vietnam War vừa ra mắt tại Mỹ và dĩ nhiên nó bị cấm chiếu ở Việt Nam. Một cuộc chiến tranh vẫn còn mãi ám ảnh những con người đã từng dính líu tới nó (ít nhất đã trên 50 tuổi) mặc dù đã lùi xa 42 năm. Mỗi người, theo góc độ của mình, nhìn cuộc chiến bằng những cảm nhận khác nhau và Vietnam War chỉ là cách nhìn cuộc chiến theo quan điểm của hai người Mỹ cụ thể - Ken Burns và Lynn Novicks. Các đạo diễn đã không đề cập đến vai trò của vua Bảo Đại, người đã có một vị trí nhất định trên chính trường Việt Nam cho đến năm 1955. Cuốn phim không làm vừa lòng cho bất cứ ai bước ra từ trong cuộc chiến xem nó. Nó phơi bày mặt trái của tất cả các bên, dù đúng hay bị cường điệu hóa đến tàn nhẫn. Từ những toan tính sai lầm của người Mỹ, sự độc tài và rệu rã của chế độ miền nam cho đến sự hà khắc lẫn cách tuyên truyền ngụy tạo của người chiến thắng mà “người còn sống chắc gì may mắn hơn người đã hy sinh” để đạt được mục đích bằng mọi giá. Tôi ước gì đã khôn...

XÁC NHỮNG GIẤC MƠ XƯA BỎ LẠI

Tôi không thích đọc thơ. Nhiều bài thơ dường như thuộc về thế giới ảo mộng, không thật. Đôi khi, người đọc có cảm giác bối rối vì đang lạc vào giữa khu rừng chữ nghĩa, không tìm được lối thoát. Bài thơ có khi lại giống như trò chơi của câu chữ, sao cho các từ thật bay bướm rồi ép vào vần điệu, tuy nhiên lại khó có thể tìm được ý tưởng cho câu thơ. Thật tình mà nói, những vần thơ tuyệt vời nhất mà người ta có thể thuộc lòng là những câu thơ không bóng bẩy, rất thật, mà lại mang một ý tưởng thâm thúy nào đó. Văn chương cũng tương tự. Ý tưởng và nội dung tạo nên sự khác biệt của một cuốn tiểu thuyết chứ không phải ở cách sử dụng câu từ. Nhờ vào blog của nhà văn Đào Hiếu, tôi biết đến Kiều Mai Ly, nhà thơ nữ, người Champa, sinh năm 1985 tại Ninh Thuận. Dường như thơ của cô không dùng đến chữ nghĩa mà chỉ mượn chữ nghĩa như một phương tiện để tái tạo hình ảnh, tạo nên tiếng vọng nối tiếp từ miền quá khứ xa xôi. Rũ bỏ được cái xác của chữ nghĩa, cái hồn thơ trong veo như suối nguồn thoát hiệ...

GIÓ

Đêm nay trời trở gió. Từng chiếc lá rung cành, dịu dàng như cánh bướm đêm xuân. Đến từ nghìn xa, gió vờn qua kẻ lá, nhẹ nhàng ôm ấp đóa hoa côi. Cây tràm héo hon cuối phố như ngàn năm đứng đợi bên đường, đìu hiu giữa cô quạnh, bỗng bừng lên giai điệu mượt mà, rì rào trong hương gió thoảng. Mang một chút hương rừng từ trùng điệp xa xôi hay tiếng vọng yêu thương từ biển cả, làn gió nhẹ nhàng đem duyên thắm quyện vào trời đêm. Có khi gió bỗng dỗi hờn, lốc xoáy vút lên cao, cát bụi mịt mù, hàng cây liêu xiêu nghiêng ngã. Rồi bất chợt chùng xuống, gió lặng yên, thẹn thùng, ngập ngừng như đang e ấp vì một mím môi xa. Mười năm trước, tôi có dịp đến thành phố Nha Trang để thăm một người bạn, có vai anh. Không chỉ có gió, các thành phố ven biển miền trung đều có bốn thứ: biển, cát, nắng và gió đan quyện nhau hài hòa một cách tuyệt vời. Thiên nhiên vốn ưu đãi cho dải đất miền duyên hải này. Tận phía chân trời, vài ngọn núi mờ ảo thấp thoáng từ xa xa tạo nên một khung cảnh yêu kiều tựa như mộ...

THÁNG CHÍN

Cơn mưa chiều nay làm không khí trở nên dễ chịu. Sài Gòn bước vào mùa mới, tiết trời đang đổi thay, mưa và nắng đan xen nhau từng ngày giống như đôi tình nhân chọn tháng chín làm nơi hò hẹn bên nhau để nói lời yêu thương trước khi chia xa. Những ngày nắng chói chang đã lùi xa nhường chỗ cho giông tố chuẩn bị kéo về. Tháng chín Sài Gòn giống như chiếc cầu nối nhịp giữa hai miền thời tiết. Không là sắc thu vừa chớm, không xào xạc ánh vàng rơi, nắng Sài Gòn trở nên dịu êm cùng những cơn mưa nhẹ nhàng chen lẫn vài làn gió mát khẽ lướt qua. Tháng chín về báo hiệu những ngày cuối cùng của một năm đang dần kéo đến. Tiết trời trọn một năm giống như bốn giai đoạn của đời người và tháng chín là khởi đầu cho sự tàn phai. Nhìn những tờ lịch đang dần rơi xuống, lòng người trở nên xao xuyến lạ vì dòng thời gian đã vun vút trôi đi. Xuân thắm đã tàn, những ngày nóng bỏng cũng qua mau, tháng chín giống như một ông già, trong cơn mê chiều, cố vấn vương cái tuổi thanh xuân đã không còn nữa. Biết bao điệp...

1,618: CON SỐ HUYỀN DIỆU

Hình ảnh
Có thể nói là những con số bất biến như hằng số hấp dẫn, vận tốc ánh sáng, điện tích electron,… đã tạo nên vũ trụ như hiện nay. Tuy nhiên, Thượng Đế lại tạo ra một con số khác, linh động hơn, tồn tại một cách ẩn dụ khắp mọi nơi. Nó chính là cầu nối giữa toán học, tự nhiên và nghệ thuật. Đó là số PHI = 1,618034... Vào giữa thời đại trung cổ, khoảng năm 1200, một người Italia, tên là Leonardo Fibonacci (1170 – 1250), đến Ai Cập để đo đạc kích thước các kim tự tháp. Ông nhận thấy (chiều cao+canh đáy)/(cạnh đáy) của mọi kim tự tháp đều xấp xỉ 1,618. Đến năm 1202, ông đưa ra dãy số, được gọi là dãy Fibonacci, mà giá trị con số sau bằng tổng của 2 số liền trước nó: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987, 1597, … Điều đặc biệt của dãy số Fibonacci là tỷ số giữa một con số và số ngay trước nó (ví dụ như 1597/987 hay 987/610) luôn xấp xỉ 1,618 (chỉ số càng lớn thì tỉ số này càng chính xác về số PHI). Hãy quan sát số lượng cánh của những chiếc lá hay đóa hoa. ...

ĐẤT PHƯƠNG NAM

Hình ảnh
Lang thang khắp nơi hay chìm đắm trong các giai điệu trữ tình bất hủ là cách tận hưởng cuộc sống trong những ngày hè thư thả. Chiều qua, trong một quán cà phê nhạc, những bản tình ca từ một thuở đã xa vang lên dịu êm giữa cơn mưa dai dẳng ngoài trời. Cuộc sống là thi vị khi tâm hồn mình bồng bềnh giữa non nước bao la, nơi mà ngỡ như tình yêu bắt đầu, hơn là giam kín giữa bốn bức tường tù túng trong những buổi họp tốn kém. Ca khúc “Chiều về trên sông” được Phạm Duy sáng tác vào năm 1956, với giọng hát liêu trai của Thái Thanh, mở đầu bằng dòng nhạc đệm phá cách pasodoble lento tùy biến. Ca từ của bài hát cùng lối buông chữ uyển chuyển, mượt mà và sâu lắng, đưa lòng người đến với cuộc tình đã lỡ, những hò hẹn không dệt nên thơ, xa xăm như đám lục bình trôi dạt về nơi cuối trời trên dòng sông Cửu Long yêu kiều. Một mối tơ duyên bẽ bàng đã vỡ tan thành bọt bèo phù du giữa cơn sóng tình cuồn cuộn dâng tràn từ nền nhạc đệm pasodoble mạnh mẽ, bi thương. “Chiều về trên sông” làm gợi nhớ ...

POLONAISE - Michal Oginski

Hình ảnh
Vĩnh biệt quê hương - Michał Kleofas Ogiński (1765 - 1833)

DÒNG THỜI GIAN

Có những lúc nhắn gởi tiếng yêu thương vào làn gió thoảng vu vơ. Những khi mơ hồ, nhớ về điệu hát năm xưa, tưởng rằng ngày tháng chưa kịp vút qua. Thời gian có trôi về nơi bất tận hay đang trôi qua rất chậm như cố níu kéo lại một thời dĩ vãng xa? Đêm mùa hạ dần vút qua để những ngày bão tố kéo về. Chờ đợi cơn mưa giông cuồng nộ như lặng nhìn thời gian bước qua mấy nhịp cầu. Nhìn về phía xa xăm, tận nơi cuối trời, để thấy đường về quê nhà vẫn còn lắm gian nan. Nắng và mưa thay nhau đưa đẩy dòng đời. Có khi quyện vào chốn hư vô để lắng nghe kinh nguyện cầu vọng lại trong đêm. Kiếp vô thường còn lại mấy nhân duyên? Dòng đời còn lưu lại mấy vần thơ?

THIÊN TÀI CỦA MỘT ĐÊM TRONG CÁCH MẠNG PHÁP 1789

Ngày 14/7/1789, nhân dân Paris đổ ra đường để phá ngục Bastille và chỉ giải thoát nhầm cho 7 tên tội phạm hình sự đặc biệt nguy hiểm nhưng lại trở thành ngày khởi đầu cho một cuộc cách mạng đẫm máu, đôi khi nhuốm màu cực đoan, kéo dài trong 10 năm. Cuộc cách mạng tư sản đem lại quyền tư hữu cho nhân dân, mang tầm lịch sử vô cùng to lớn của nhân loại. Đôi khi lịch sử để lại những trớ trêu kỳ diệu đến khó hiểu. Giữa cao trào của của cuộc cách mạng, năm 1792, bài nhạc Khúc Quân Hành Sông Rhine (Chant de guerre pour l'armée du Rhine) ra đời để cổ vũ cách mạng, về sau lại có tên Người Marseille (La Marseillaise) rồi trở thành bản quốc ca Pháp từ năm 1795, lại được sáng tác nên bởi một sĩ quan công binh thuộc phái bảo hoàng, phản cách mạng. Tuy nhiên, lạ lùng hơn, tác giả bài hát, Claude Joseph Rouget de Lisle (1760 – 1836), không là nhạc sĩ. Ông chỉ là một tay chơi violin xoàng xĩnh vào những lúc rảnh rỗi, được đề nghị viết bài nhạc để cổ vũ tinh thần chiến sĩ trên mặt trận sông Rhin...

DÁNG CAO NGUYÊN

Hình ảnh
Con đường thẳng tắp chập chùng với những triền dốc thoai thoải, vượt qua vài ngọn đồi cao thấp đan xen, từ phía hướng nam để vào đến thành phố Pleiku. Thành phố vừa thấp vừa cao, chợt lên chợt xuống, buông mình thơ mộng giữa núi đồi cao nguyên 750m – 900m so với mặt biển. Chẳng biết ai đặt tên “Phố Núi” cho thành phố mộng mơ này. Có lẽ, từ Phố Núi lần đầu tiên xuất hiện là vào năm 1970 với bài thơ “Còn chút gì để nhớ” của thi sĩ Vũ Hữu Định. Số phận của bài thơ và ngay cả từ Phố Núi chắc là đã ở một hướng rẽ khác nếu như không có tài năng của nhạc sĩ Phạm Duy. Ông đã phổ nhạc bài thơ và chuyển thành bản tình ca cùng tên. Từ đó, như một đóa hoa Pơ lăng lẳng lơ chơi vơi giữa nền rừng núi cao nguyên, Pleiku bỗng trở nên lãng mạn lạ thường. Phạm Duy đã khéo chọn nhịp ¾ và điệu boston cho ca khúc. Những phách nhẹ, cao và thấp đan xen nhau, được buông thả đều đặn vào dòng giai điệu giống y như cảnh đồi núi chập chùng lên xuống của Phố Núi này. Tôi đến Pleiku vào những ngày Hạ chí 201...